Mô hình SMART đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu phù hợp, giúp doanh nghiệp đạt được năng suất và hiệu quả cao trong các chiến dịch marketing. Để triển khai được những chiến dịch marketing thành công, việc xây dựng mục tiêu marketing phù hợp cho từng hoạt động, chiến dịch là điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Một trong những phương pháp hữu dụng để xây dựng mục tiêu hiệu quả đó là áp dụng mô hình SMART. Vậy mô hình này có gì nổi bật? Đâu là cách xác định mục tiêu trong marketing, bán hàng hiệu quả theo mô hình này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí:
• Specific (Cụ thể)
• Measurable (có thể Đo lường được)
• Actionable (Tính Khả thi)
• Relevant (Sự Liên quan)
• Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)
Cách xác định mục tiêu marketing theo mô hình SMART
Xác định mục tiêu marketing theo SMART giúp quá trình thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn thường xuyên gặp khó khăn trong việc đặt mục tiêu theo mô hình SMART. Vậy làm thế nào để xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART một cách chuẩn nhất?
1. Cụ thể (Specific)
Khi xây dựng mục tiêu SMART, các nhà quản lý cần đảm bảo được tiêu chí cụ thể cho mục tiêu đó.
Ví dụ “Tăng độ nhận diện thương hiệu” không phải là một mục tiêu marketing phù hợp với mô hình SMART bởi mục tiêu này khá chung chung và không cụ thể. Thay vào đó, hãy làm rõ mục tiêu đó hơn bằng cách đặt ra những câu hỏi như: “Tăng độ nhận diện thương hiệu thêm bao nhiêu % so với quý trước?”, “Tiêu chí nào nói lên việc thương hiệu của doanh nghiệp đã được cải thiện?”.
2. Đo lường được (Measurable)
Tiêu chí tiếp theo mà một mục tiêu theo mô hình SMART cần đạt được đó là tiêu chí mục tiêu đó có thể đo lường được. Nói một cách cụ thể hơn, khi xây dựng mục tiêu marketing, các nhà quản lý cần chắc chắn rằng mình có thể đo lường được mục tiêu đó bằng cách sử dụng những con số.
Ví dụ, bạn sẽ không thể đo lường được mục tiêu “Tăng số lượng người ghé thăm trang website bán hàng”, bởi vì bạn sẽ không biết số lượng người tăng lên đó là bao nhiêu. Thay vào đó, Bạn có thể đặt mục tiêu: “Tăng số lượng người ghé thăm trang website bán hàng lên gấp ba lần, từ 1000 lên đến 3000 người so với quý trước”.
3. Tính khả thi (Achievable)
Một mục tiêu đáp ứng được tiêu chí khả thi nên là mục tiêu mà đội ngũ nhân viên có thể sở hữu những khả năng, kinh nghiệm để đạt được mục tiêu đó. Con số mà mục tiêu SMART hướng tới nên nằm trong phạm vi mà đội ngũ nhân viên có thể hoàn thành. Con số mục tiêu đó cũng nên thực tế khi so sánh với dữ liệu của những chiến dịch marketing trong quá khứ.
Ví dụ, nếu số lượng người ghé thăm trang website của doanh nghiệp tăng 5% vào tháng trước, một mục tiêu tăng con số đó lên 8-10% sẽ khả thi hơn so với con số 25%.
4. Tính liên quan (Relevant)
5. Thời gian (Time-bound)