Sau khi làm một số video về Langmaster và Elight, mình đã đọc được một số bình luận kiểu: “Dan có thể chỉ ra những trung tâm tốt để bọn em học được không?” Thực ra, mình không muốn làm điều đó. Thứ nhất, mình không có kinh nghiệm trực tiếp với nhiều tr
Sau khi làm một số video về Langmaster và Elight, mình đã đọc được một số bình luận kiểu: “Dan có thể chỉ ra những trung tâm tốt để bọn em học được không?” Thực ra, mình không muốn làm điều đó. Thứ nhất, mình không có kinh nghiệm trực tiếp với nhiều trung tâm ở Việt Nam. Có một số trung tâm mà mình thấy có vẻ chuyên nghiệp, nhưng mình không muốn khẳng định điều đó khi mình không biết chắc chắn. Với cả, mình biết là nếu mình nêu ra danh sách những trung tâm tốt thì một số thành phần sẽ nói: “Ồ, thằng kia được những trung tâm đó thuê để quảng bá cho họ rồi đi nói xấu những trung tâm khác như Langmaster và Elight!” Cho nên, thay vì liệt kê một danh sách những trung tâm tốt cho các bạn, thì mình muốn cho các bạn vài lời khuyên về cách tránh những trung tâm kém chất lượng.
Mình có ba dấu hiệu cảnh báo mà các bạn nên chú ý khi cân nhắc việc học ở một trung tâm nào đó. Những dấu hiệu cảnh báo này không nhất thiết khẳng định rằng trung tâm ấy dở, nhưng bạn nên để ý hơn khi thấy chúng và thận trọng trước khi đóng tiền. Dấu hiệu cảnh báo thứ nhất là . . . chắc không ai ngạc nhiên về điều này . . . là đạo văn. Khi bạn tính chuyện học ở một trung tâm thì hãy coi trang Facebook của họ. Nếu bạn thấy những bài post theo kiểu này: “25 CỤM TỪ THÔNG DỤNG NHẤT TRONG TIẾNG ANH MỸ!!!” Hoặc là . . . “10 CÁCH TRẢ LỜI ‘HOW ARE YOU?’ CỰC CHẤT!” Thì những bài post đó gần như luôn luôn được đạo từ những nguồn khác.
Ví dụ, chúng ta cùng xem xét cái này.. Mình sẽ lấy phần đầu tiên, “Tôi đã học ở MIT,” và tìm kiếm nó trong ngoặc kép,. với cả “Tôi đã lớn lên ở Hàn Quốc”. và “Tôi là một người dễ tính và làm việc tốt với mọi người” nữa.. Woa, có cả tá kết quả luôn!. Cleverlearn cũng có bài đó, một trung tâm tên là Lesh cũng thế . . .. Những bài post này được copy nhiều đến mức bạn không thể nào tìm được bài gốc luôn.. Mình đoán là nó đã xuất phát từ VnExpress hoặc một trang web site lớn khác.. Ừ, mình biết một số người sẽ nói: “Chỉ là một bài post trên Facebook. Có gì to tát đâu.”. Mình hiểu ý của bạn.. Đạo nội dung cho một post trên Facebook không phải là tội ác gì ghê gớm cả,. nhưng hành vi đó thể hiện rằng trung tâm ấy không hoàn toàn trung thực và chuyên nghiệp,. và nếu họ không trung thực và không chuyên nghiệp về điều đó.
Thì có thể họ cũng không trung thực và không chuyên nghiệp về những điều khác nữa. Mình cũng biết sẽ có những người nói: “Ở Việt Nam trung tâm nào mà chả thế!” Sự thật không phải như vậy. Một lần nữa mình không muốn nêu ra tên của những trung tâm tốt, nhưng có những trung tâm mà nội dung của họ trên Facebook hoàn toàn sạch sẽ. Họ đăng những thông báo về các lớp học và các sự kiện sắp tới, họ đăng ảnh từ các cơ sở của họ và có thể họ chia sẻ bài . . . từ những trang như VnExpress hoặc Dân Trí. Tất cả đều rất chuyên nghiệp, có đạo đức kinh doanh. Hãy nhớ rằng khi một trung tâm đạo nội dung từ một nguồn khác thì họ đang sử dụng nội dung đó để tạo ra hình ảnh rằng họ là những nhà giáo dục tài giỏi, có tâm, và họ đang cung cấp những bài học miễn phí cho mọi người.
Các bạn biết đấy, đạo văn là một dạng lừa đảo, và nếu trung tâm đó sẵn sàng lừa đảo người khác, ăn cắp công sức của họ, có lẽ họ cũng sẵn sàng lừa đảo, ăn cắp số tiền bạn bỏ ra. Dấu hiệu thứ hai nên khiến bạn nghi ngờ về một trung tâm là những lời hứa hẹn. Bất kỳ lời hứa hẹn nào về những kết quả bạn sẽ đạt được sau khi học xong khóa học của họ, như “hết mất gốc,” hoặc là “nói được trôi chảy từ 36 tháng” hoặc “đạt điểm IELTS này” “đạt điểm TOEIC nọ.” Bạn rất nên nghi ngại, dè chừng. Thực tế là, những nhà giáo chân thành, nghiêm túc đều biết rằng họ không thể cam kết các học viên sẽ đạt được kết quả gì cả, vì suy cho cùng, điều đó tùy thuộc về các học viên.
Chính các học viên là người phải bỏ ra phần lớn công sức để đạt được kết quả. Ngoài ra, khi trung tâm nào đó đưa ra lời hứa hẹn thì khung thời gian họ hứa thường nực cười lắm. Ví dụ như, “Nghe nói tiếng Anh trôi chảy từ 3–6 tháng.” Điều đó không thể nào làm được. Đến lúc phải nghe một chút sự thật đắng hết cả lòng. Nếu bạn hơn 18 tuổi và vẫn chỉ có một trình độ tiếng Anh cơ bản thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ nghe nói tiếng Anh trôi chảy. Mình biết có nhiều giáo viên khi nghe lời đó và sẽ phản đối là: “Làm sao cậu có thể nói như thế được? Cậu nên cổ vũ và truyền động lực cho các học viên của cậu chứ!” Vâng, nhưng mình không muốn truyền cảm hứng giả tạo.
Sự thật là (và mình đang căn cứ điều này vào kinh nghiệm học ngoại ngữ của mình khi đã lớn rồi cũng như kinh nghiệm của mình dạy ngoại ngữ cho người lớn) . . . Sự thật là, việc học ngoại ngữ khi đã lớn hết sức khó, và nếu bạn không có năng khiếu về ngoại ngữ, nếu bạn không có nhiều thời gian để học, nếu bạn không có môi trường để thực hành thì việc đạt trình độ thực sự trôi chảy là gần như điều không tưởng. Với đa số người lớn còn ở trình độ tiếng Anh cơ bản, có lẽ các bạn chỉ nên kỳ vọng đạt đến trình độ trung cấp. Và điều đó vẫn rất đáng để làm, nhưng thậm chí để đạt được trình độ đó sẽ mất vài năm công sức.
Không phải vài tháng mà là vài năm. Không có phương pháp thần kỳ nào, không có giáo viên thần thánh nào có thể làm cho bạn nghe nói trôi chảy nội trong 3–6 tháng. Đó chỉ là một thủ đoạn marketing tìm cách khiến bạn tràn đầy hy vọng rồi rút tiền trong túi ra đưa cho họ. Tóm lại, một trung tâm đưa ra lời hứa càng lớn, bạn nên càng nghi ngờ. Dấu hiệu cảnh báo thứ ba của một trung tâm không tốt là thủ tục kiểm tra đầu vào ẩu thả. Bất kỳ trung tâm nào có chút xíu chất lượng cũng sẽ kiểm tra trình độ của bạn trước khi xếp bạn vào lớp, Còn những trung tâm chuyên nghiệp sẽ thực hiện thủ tục đó một cách nghiêm túc.
Các bạn đã biết là hiện giờ mình đang dạy các lớp riêng, mình tự làm các phỏng vấn đầu vào, nhưng trước đây mình làm ở một trung tâm lớn với nhiều giáo viên. Và ở trung tâm ấy các buổi phỏng vấn đầu vào luôn luôn được thực hiện bởi các giáo viên bản xứ hoặc là các giáo viên có trình độ bản xứ, và họ đã trải qua ít nhất hai buổi đào tạo về cách thực hiện phỏng vấn đầu vào. Cho nên, nếu bạn đến một trung tâm và cuộc phỏng vấn kiểm tra đầu vào được thực hiện bởi một bạn sinh viên hoặc một trợ giảng có vẻ chưa được đào tạo nhiều hoặc thậm chí có trình độ tiếng Anh không cao cho lắm thì điều đó nên khiến bạn nghi ngại.
Với cả, dù là ai phỏng vấn bạn đi nữa thì hãy để ý những câu hỏi mà họ hỏi bạn. Nếu làm tốt, một buổi phỏng vấn kiểm tra đầu vào nên có tính thách thức một chút. Họ nên kiểm tra mức trần trình độ tiếng Anh của bạn. Điều này sẽ khác nhau cho những người khác nhau. Nếu trình độ của bạn rất thấp thì bạn sẽ gặp khó khăn để trả lời một câu hỏi như, “Tối hôm qua bạn làm gì?” Nhưng nếu trình độ của bạn cao hơn thì người ta nên yêu cầu bạn diễn tả quan điểm hoặc ý kiến của bạn, hoặc nói về kinh nghiệm của bạn và liên kết những sự việc khác nhau. Nếu sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn và bạn cảm thấy như: “Trời ơi, dễ quá, mình còn không dùng hết một nửa khả năng tiếng Anh của mình.” Thì bạn nên nghi ngại.
Ngược lại, nếu bài kiểm tra đầu vào quá khó, kiểu, nếu bạn biết trình độ của bạn cao hơn con số 0, mà kiểm tra xong, bạn cảm thấy như: “Trời ạ, mình không thể trả lời câu nào hết!” Điều đó cũng nên khiến bạn dè chừng, vì có khi họ cố tình đưa bạn một bài kiểm tra đầu vào rất khó với mục đích ép bạn tham gia một lớp cho học viên có trình độ thấp. Cho nên, vừa rồi là những dấu hiệu cảnh báo để tránh những trung tâm kém chất lượng. Một lần nữa, những dấu hiệu đó không nhất thiết khẳng định rằng trung tâm ấy không tốt, nhưng chúng nên khiến bạn thận trọng. Mình chắc chắn các bạn cũng đều có kinh nghiệm riêng và biết những dấu hiệu cảnh báo khác.
https://www.youtube.com/watch?v=sTnJqEBTzo4
https://youtu.be/sTnJqEBTzo4Sau khi làm một số video về Langmaster và Elight, mình đã đọc được một số bình luận kiểu: “Dan có thể chỉ ra những trung tâm tốt để bọn em học được không?” Thực ra, mình không muốn làm điều đó. Thứ nhất, mình không có kinh nghiệm trực tiếp với nhiều tr