Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn đã quay lại với tập tiếp theo của series Vietnam Innovators. Tôi là Hảo, Host của chương trình. Hôm nay, chúng tôi hân hạnh chào đón Anh Sameer Yadav. Anh hiện đang là Giám đốc Marketing tại Mondelez Kinh Đô Việt Nam
Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn đã quay lại với tập tiếp theo của series Vietnam Innovators. Tôi là Hảo, Host của chương trình. Hôm nay, chúng tôi hân hạnh chào đón Anh Sameer Yadav. Anh hiện đang là Giám đốc Marketing tại Mondelez Kinh Đô Việt Nam. Mondelez không phải là một cái tên quá xa lạ. Mondelez chuyên về sản xuất các mặt hàng bánh kẹo, sở hữu rất nhiều sản phẩm được mọi người yêu thích mà các bạn có thể thưởng thức trong lúc đang xem và lắng nghe podcast này. Với Kinh Đô, họ đã sáp nhập với Mondelez từ năm 2015. Không phải tất cả nhưng với đa số các phạm vi tiêu chuẩn, họ là Tập đoàn đứng đầu về sản xuất các loại bánh kẹo trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.
Chúng ta sẽ được tìm hiểu và nắm bắt thêm được nhiều thông tin qua phần chia sẻ của Anh Sameer Yadav hôm nay. Tôi sẽ nhường phần chia sẻ cho anh ấy ngay sau đây. Xin chào mừng anh Sameer đến với chương trình! Cảm ơn vì đã mời tôi tham dự chương trình. Tôi rất mong chờ đến phần chia sẻ ngay sau đây. Anh Sameer chỉ mới sinh sống tại Việt Nam trong 6 tháng qua. Đó là lý do vì sao chúng tôi mong muốn có sự tham dự của những vị khách mời như anh. Chúng tôi đã có những vị khách mời đã sinh sống tại Việt Nam trong khoảng 10 năm. Điều đó cũng rất tuyệt vời đối với chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong muốn được lắng nghe những góc nhìn mới mẻ.
Anh chắc đã nghiên cứu rất kỹ về thị trường Việt Nam trước khi anh đến đây. Nhưng sau khi đến đây, những góc nhìn của anh có thể sẽ có sự thay đổi theo những trải nghiệm thực tế ở nơi đây. Anh đã đến Việt Nam tại thời điểm khi Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại. Chúng tôi cũng muốn được lắng nghe về góc nhìn mới mẻ về vấn đề đó. Trước khi chúng ta đến với phần chia sẻ sâu hơn, hãy cùng lắng nghe phần giới thiệu từ anh Sameer. Anh đang là một nhân sự của Mondelez. Vậy công việc và vai trò của anh ở Mondelez là gì? Cảm ơn câu hỏi của anh. Về mặt quốc tịch, tôi là người Ấn Độ. Tôi đã gắn bó với Mondelez tính đến thời điểm hiện tại là hơn 19 năm.
Khi nói đến Mondelez, tôi bắt đầu sự nghiệp của tôi tại Cadbury. Cadbury sau đó đã được Công ty Kraft mua lại. Sau đó tách ra thành hai công ty riêng biệt là Kraft và Mondelez. Và hiện tại, tôi đang làm việc tại Mondelez Kinh Đô. Có thể nói, tôi đã trải qua khá nhiều sự luân chuyển giữa nhiều tổ chức khác nhau mặc dù cùng thuộc chung một tập đoàn. Vai trò của tôi chủ yếu nằm ở lĩnh vực thương mại ở mảng bán hàng và Marketing. Hầu như 40% thời gian làm việc của tôi dành cho lĩnh vực bán hàng, 60% thời gian còn lại dành cho mảng xây dựng thương hiệu và khách hàng. Với những thương hiệu tôi từng làm trước đây như Oreo và Cadbury, trước khi đến Việt Nam, tôi nắm vai trò quản lý giá trị cũng như kích hoạt thương hiệu Cadbury cho doanh nghiệp Ấn Độ.
Đây chính là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trên phạm vi toàn cầu khi nói đến ngành hàng sôcô-la. Đối với tôi, đó là một hành trình rất thú vị. Tôi kết hôn và đã có hai đứa con. Cả hai đứa con tôi đều đang đi học. Chào mừng anh Sameer đến Việt Nam. Anh đã hỏi tôi về cảm nhận của tôi trong khoảng thời gian tôi sinh sống cũng như tại thời điểm tôi mới đến Việt Nam. Thật sự mà nói, có rất nhiều công trình nghiên cứu anh có thể làm để nói về đất nước này. Nhưng khi anh thực sự đặt chân đến đất nước này, đây là một nơi hoàn toàn khác. Có thể nói, tôi cảm thấy bản thân rất may mắn khi đến sinh sống tại Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước ấm áp, rất sôi nổi và tràn đầy sức trẻ. Người tiêu dùng nơi đây có rất nhiều khát vọng. Nhìn chung, tất cả mọi người đều muốn thực hiện rất nhiều thứ. Vì thế, điểm làm tôi thích nhất có lẽ là con người và ẩm thực của Việt Nam, cũng như rất nhiều thành phố tuyệt vời. Ở Ấn Độ, đó cũng là nơi anh được chuyển đến, bản thân anh cũng là người bản địa nhưng khi anh nói với đồng nghiệp của mình ở Ấn Độ rằng anh sẽ đến Việt Nam, Họ đã nói những gì về vấn đề này? Phản ứng của họ như thế nào? Tôi tò mò về góc nhìn của cả những người ngoài cuộc nữa. Một câu hỏi rất thú vị. Có thể nói, Việt Nam là một ‘bí mật được giữ kín’.
Đối với cả thế giới. Đúng vậy. Tôi không biết đó có phải là vấn đề rằng Việt Nam không Marketing tốt đến như vậy với cương vị là một đất nước đến Ấn Độ. Tôi nghĩ Việt Nam đang làm rất tốt về mặt quảng bá trực tiếp. Hiện tại, chúng ta đã kết nối thêm nhiều chuyến bay mới. Gần đây, chúng ta đã mở đường bay thẳng từ Mumbai, Delhi và Kolkata. Điều đó rất tuyệt vời. Tôi không nghĩ trước đây có những chuyến bay thẳng như vậy. Mọi người ở đấy cũng biết đôi chút về Việt Nam. Những vấn đề họ biết đến thường liên quan đến chiến tranh ở Việt Nam, và những vấn đề tương tự. Nhưng tôi không nghĩ họ thật sự hiểu về đất nước này.
Họ từng thắc mắc rằng liệu tôi sẽ đến sinh sống ở Việt Nam như thế nào. Ví dụ như cản trở về ngôn ngữ hay sự khác biệt về ẩm thực. Bản thân tôi luôn cảm thấy hào hứng với những điều tôi chưa từng biết đến cũng như những thách. Tôi rất thích được đi đây đi đó. Vợ tôi cũng vậy. Cuối cùng, chúng tôi quyết định lên máy bay và đến Việt Nam. Anh nói rất đúng. Cảm ơn anh Sameer đã chia sẻ một chút về hành trình anh đã trải qua. Anh đã gắn bó với Mondelez được gần 20 năm. Tôi muốn nghe anh chia sẻ nhiều hơn về Mondelez Kinh Đô, đặc biệt là bối cảnh tại Việt Nam. Anh biết đấy, những người như chúng ta trong cộng đồng những người làm kinh doanh sẽ không cảm thấy xa lạ gì với những thương hiệu đó.
Có thể nói từ phía khách hàng cũng như vậy. Nhưng có rất nhiều thương hiệu nhỏ thuộc tập đoàn lớn này. Anh có thể nêu lên vài cái tên nổi bật cho quý khán giả đang theo dõi chương trình được không? Tôi thấy anh đã nhắc đến Oreo, Cadbury. Bên cạnh đó, đâu là những thương hiệu có những dòng sản phẩm bán chạy nhất cũng như phổ biến nhất? Chúng tôi là công ty đứng đầu về sản xuất các mặt hàng bánh kẹo, thậm chí là ở Việt Nam. Đó là dữ liệu chúng tôi đã ghi nhận được. Khi nhắc đến Mondelez Kinh Đô, đây là một sự kết hợp giữa hai ‘gã khổng lồ’ của toàn cầu và khu vực. Để làm rõ hơn giá trị của việc đó, Mondelez được xem như là một viên ngọc trên vương miện của Kinh Đô vậy.
Kinh Đô chính là chiếc vương miện đó. Chúng tôi có những thương hiệu như Solite, Cosy, AFC. Ngoài ra, chúng tôi rất thích bánh trung thu, hay những mặt hàng Tết. Đó là những làn sóng rất lớn trong những mặt hàng của Kinh Đô. Chúng tôi cũng có những thương hiệu toàn cầu như Orea và Cadbury, hay Trident và Tang. Khi hai ‘ông lớn’ này bắt tay với nhau, hay khi chúng tôi mua lại thương hiệu Kinh Đô. Vấn đề chủ yếu nằm ở sự hiểu biết của Kinh Đô về người tiêu dùng Việt, về sản phẩm, cũng như các kênh phân phối. Chúng tôi cơ bản mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm thuộc các thương hiệu toàn cầu của Mondelez.
Đó là một sự kết hợp hoàn hảo. Vừa rồi anh đã liệt kê không ít những thương hiệu của Mondelez. Thật ra lúc nào tôi cũng ăn Oreo. Trong lúc tủ lạnh nhà tôi luôn có bánh Oreo. Anh nhất định phải thử tham gia thực hiện thử thách Oreo. Một thử thách chúng tôi đang triển khai với một cầu thủ bóng rổ. Anh ấy sẽ thách anh làm được tòa tháp Oreo cao như anh ấy. Chúng tôi sẽ thực hiện thử thách đó. Hãy chờ xem! Bây giờ chúng ta hãy cùng nói một chút về thị trường. Xin lỗi, ý tôi là những góc nhìn của văn hoá Việt Nam. Đặc biệt là những di sản của thương hiệu Kinh Đô anh đã nhắc đến lúc nãy. Thương hiệu Kinh Đô có ý nghĩa gì đối với bình quân người tiêu dùng Việt? Kinh Đô là một thương hiệu nổi tiếng được nhà nhà biết đến.
Tại sao Kinh Đô nổi tiếng như vậy? Tại sao thương hiệu này không ngừng phát triển thịnh vượng và là nhân tố quan trọng trong ngành hàng bánh trung thu? Tết Trung thu cũng đang đến rất gần. Tại sao đó lại là một di sản đặc biệt như vậy? Tôi nghĩ rằng, anh nói đúng. Khi chúng tôi nói chuyện với khách hàng về Kinh Đô, những cụm từ hiện lên trong đầu họ là cụm từ ‘di sản’, ‘chất lượng’, ‘sự tin tưởng’. Anh biết đấy, ngoài ra nó còn là sự kết nối, sự cùng nhau lâu dài và gia đình. Khi doanh nghiệp này bắt đầu đi vào hoạt động, chúng tôi bắt đầu đưa mặt hàng bánh trung thu vào bán vào năm 1999 tại Việt Nam.
Vấn đề nằm ở khía cạnh tổ chức của Kinh Đô. Họ tận dụng những sản phẩm bán ra để kết nối với các khách hàng của họ vào hai dịp lễ lớn nhất. Đầu tiên là bán bánh trung thu vào dịp Tết Trung thu. Thứ hai là vào dịp Tết Nguyên Đán. Tôi nghĩ điều đó giúp nắm bắt được trí tưởng tượng của người tiêu dùng. Bởi vì đó là hai dịp Lễ, Tết, bỏ qua vấn đề về thương hiệu, tôi nghĩ đây là hai dịp mà khi đó mọi người đoàn viên, họ muốn gặp gỡ những người thân trong gia đình, họ muốn đi đây đi đó. Đó là điểm mấu chốt Kinh Đô đã tìm thấy mỏ neo của chính mình qua việc cung cấp những sản phẩm cũng như truyền đạt đến người tiêu dùng những cách mọi người có thể đoàn viên với nhau.
Người tiêu dùng xem Kinh Đô là một thương hiệu. truyền cảm hứng cho mọi người xích lại gần nhau hơn,. cùng nhau tận hưởng, kết nối nhiều hơn.. Nó tạo cảm giác ấm áp theo cách vô cùng giản dị.. Thương hiệu Kinh Đô đã có mặt trên thị trường hàng chục năm.. Đúng vậy. Kinh Đô đã tồn tại và phát triển qua nhiều thập kỷ.. Những sản phẩm rất chất lượng, đặc biệt là bánh Cosy,. Solite hay AFC, mọi người có thể xác nhận điều đó.. Câu hỏi tiếp theo tôi muốn dành cho anh Sameer. là một câu tương đối mới lạ nhưng không quá khó.. Tôi hy vọng anh Sameer sẽ biết cách trả lời câu hỏi này của tôi.. Làm cách nào anh có thể đổi mới, cải tiến một thương hiệu. vốn đã tồn tại rất lâu trước đó theo hướng tích cực hơn với nền tảng. là một thương hiệu đã rất phổ biến trong rất nhiều năm?. Làm cách nào anh có thể tiếp nối sự liên kết, sự sôi nổi đó?.
Từ khóa chính trong câu hỏi này là sự cải tiến. Anh đã không ngừng đổi mới thương hiệu Mondelez Kinh Đô như thế nào? Tôi nghĩ rằng, anh đang muốn hỏi tôi cụ thể về khía cạnh sản phẩm đúng không? Đúng vậy. Bởi vì, thường khi chúng ta nhắc đến cụm từ cải tiến là muốn nói về mặt sản phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi dưới góc nhìn là một tổ chức, cải tiến đối với chúng tôi có ý nghĩa cả về mặt sản phẩm, quá trình sản xuất, marketing, có ý nghĩa với tất cả các điểm chạm. Nhưng cụ thể với câu hỏi của anh về mặt sản phẩm, sự cải tiến đó có tính chất toàn cầu. Bởi vì tập đoàn chúng tôi vận hành tại hơn 150 quốc gia.
Vì thế, chúng tôi có rất nhiều thông tin dữ liệu về vấn đề đó. Tôi nghĩ đây là thời điểm sôi động nhất để góp mặt trên thị trường khi người tiêu dùng đang trải nghiệm tất cả những thứ mới mẻ. Họ không chỉ muốn sử dụng những mặt hàng quen thuộc mà họ thích trước đây. Thay vào đó, họ muốn thử trải nghiệm nhiều thứ mới. Nhờ vào việc truyền thông cũng như Internet phát triển mạnh mẽ giúp mở ra thế giới rộng lớn qua những chương trình ẩm thực. Ví dụ khi anh đang theo dõi một bộ phim và bất ngờ nhìn thấy một chiếc bánh kep. Hay khi anh đang xem một chương trình của Hàn Quốc có hình ảnh thịt nướng xuất hiện.
Hay là một chương trình của Nhật Bản có sự xuất hiện của những món ăn khác. Đối với chúng tôi, khi nói đến sự cải tiến về mặt sản xuất, chúng tôi nhìn vào cả hai khía cạnh. Đầu tiên, đâu là những xu hướng tại thời điểm hiện tại. Cùng với đó, điểm thứ hai chúng tôi nhìn vào là những xu thế sẽ xuất hiện trong tương lai. Đâu là những xu hướng nhất thời và cuối cùng đâu là xu hướng sẽ ở lại lâu dài. Anh có thể tiết lộ cho chúng tôi biết bất kì xu hướng nào trong số đó không? Thật ra đó là về trí tuệ Marketing. Tôi đang ở trong vị trí Cấp cao? Không, ý tôi không phải như vậy. Tôi không nghĩ sẽ có một ví dụ cụ thể nào.
Khi anh ra ngoài đường, anh sẽ dễ dàng nhìn thấy dọc theo con đường đó thôi sẽ có một nhà hàng Nhật Bản, một nhà hàng Hàn Quốc, một nhà hàng Trung Quốc, có ẩm thực Ấn Độ đang dần xuất hiện, và tất nhiên là sẽ có hàng bán Bún Chả và Phở. Điều đó tự động cho chúng ta biết văn hoá nơi đây đang phát triển như thế nào cũng như khách hàng đang phát triển như thế nào khi bàn về ẩm thực và bánh kẹo. Dường như mọi người trên thế giới đều tò mò về điều đó đúng không? Đúng vậy. Ví dụ, chúng tôi bán sản phẩm bánh quy bơ Pháp LU. Đó là công thức chúng tôi đã phát triển tại Pháp. Người tiêu dùng rất yêu thích hương vị đó.
Đó là sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố khác nhau. Cách chúng tôi đang thực hiện khá đơn giản. Đó nên là những sản phẩm mà khách hàng của chúng tôi ưa chuộng được sản xuất với chất lượng cao. Phát triển sản phẩm như thế nào còn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng anh nhắm đến là đối tượng khách hàng cao cấp hay đại trà hay theo trào lưu để từ đó cung cấp đúng sản phẩm đến người tiêu dùng. Quan trọng hơn nữa, hơn cả về mặt sản phẩm, nó còn là vấn đề về thời điểm thích hợp. Đôi khi chúng tôi đơn thuần muốn dừng sản xuất loại bánh quy cũ để phát triển một loại bánh quy mới hay bánh mì mới. Quan trọng là nhu cầu của người tiêu dùng là gì.
Ví dụ như gần đây chúng tôi đã ra ra mắt thương hiệu Kinh Đô Mojo. Điều thú vị là tôi có thấy một tiệm cà phê cũng tên Mojo ngay cạnh studio này. Chúng tôi đã ra mắt thương hiệu Kinh Đô Mojo. Mọi sự được khởi đầu từ khi khách hàng của chúng tôi nói rằng họ đi lại di chuyển rất nhiều. Những nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy những bữa ăn chính trong ngày đang giảm đi đáng kể. Trong khi đó, những bữa ăn nhẹ đang trên đà tăng lên rất nhiều. Vì thế, người tiêu dùng có nhu cầu rất lớn cho những sản phẩm tiện lợi mà họ có thể thưởng thức ngay khi họ đang di chuyển, và phần nào làm thỏa mãn được cơn đói của họ.
Đồng thời hương vị của nó cũng phải thơm ngon hấp dẫn. Chốt lại thì người tiêu dùng muốn được đáp ứng tất cả mọi thứ. Sản phẩm đó cụ thể là sản phẩm gì vậy? Đó là một loại bánh kẹp nhân kem trứng sữa với câu khẩu hiệu là “Đói đói rồi Mojo!”. Xin lỗi vì tôi nói tiếng Việt không được chuẩn lắm. Nhưng ý nghĩa của câu khẩu hiệu đó phát huy tác dụng khi cơn đói tấn công đến. Đó có phải là một loại đồ ăn ngọt để tráng miệng không hay nó được coi như là một bữa trưa? Không hẳn là những loại bánh đó. Đó là một loại bánh có hàm lượng nhỏ. Nó có vị mặn hay là Đúng, nó có vị mặn như cách chúng tôi vẫn thường gọi nó.
Có một chút vị ngọt và một chút vị mặn. Anh chắc chắn nên thưởng thức thử. Chắc chắn rồi. Tôi sẽ thử. Tuyệt vời. Anh đã nói về vấn đề cải tiến các dòng sản phẩm. Đó là điều bắt buộc công ty phải làm để tiếp tục bắt kịp được xu hướng lâu dài cũng như nhất thời. Về mặt Marketing, với tư cách là Giám đốc Marketing tại Mondelez Kinh Đô Việt Nam, làm cách nào anh có thể tiếp cận được sự cải tiến về mặt Marketing? Nó sẽ liên quan đến rất nhiều yếu tố chuyên. Nói về những khái niệm đó khá nhàm chán. Hãy nói về những yếu tố liên quan đến truyền thông. Làm cách nào anh có thể nắm được những thông tin về sự cải tiến? Đặc biệt là trong bối cảnh tại Việt Nam, một nơi mà dường như tất cả mọi người đều mong muốn được xem video âm nhạc quảng bá sản phẩm.
Liệu những lối cải tiến đó còn cần thiết nữa hay không? Nếu nó là cần thiết thì làm cách nào anh có thể cải tiến nó? Chúng tôi muốn được nghe những suy nghĩ của anh về vấn đề đó. Đó là một câu hỏi tuyệt vời. Cảm ơn vì đã dành cho tôi câu hỏi đó bởi vì là một người làm Marketing, khi nói đến mảng truyền thông, mọi thứ đều rất thú vị. Bởi vì bối cảnh ở Việt Nam là một bức tranh rất khác. Khi nói đến giải trí, người tiêu dùng Việt Nam mong đợi những hình thức quảng bá như những bộ phim truyền hình dài tập, những video âm nhạc. Khi nói đến quảng cáo, người tiêu dùng muốn nắm bắt được thông tin chứ không hẳn là để phục vụ mục đích giải trí.
Có thể nói, đó là một trong những việc rất nhiều nhà quảng cáo cũng như người làm Marketing đang thể hiện cho khán giả. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm điều đó tốt hơn nữa. Cá nhân tôi cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, về mặt cải tiến, ví dụ như nhìn vào sự quảng bá sản phẩm theo cách cổ điển và truyền thống trước đây, quá trình đó sẽ là đưa ra một bản tóm tắt từ phía công ty sau đó sản xuất video từ 20 đến 30 giây video quảng cáo. Ở thời điểm hiện tại, phương thức đó vẫn phù hợp. Tôi sẽ không nói là nó không còn phù hợp nữa trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu. Tuy nhiên, bằng cách nào anh có thể kết hợp thông điệp, người truyền tải thông điệp và các phương tiện truyền thông với nhau.
Và khi ba khía cạnh đó kết hợp lại với nhau, có thể tạo ra một tác phẩm kinh điển. Hay nói cách khác, đó có thể là một cách hoàn hảo để kích hoạt thương hiệu. Người truyền tải thông điệp có thể là những người có sức ảnh hưởng , hay như cách gọi hiện nay là KOC. Về phương tiện truyền thông, đó có thể là qua tivi, qua TikTok, qua Facebook hoặc Youtube. Vì thế, việc quảng bá sản phẩm không nhất thiết phải bắt nguồn từ những người làm sáng tạo làm việc tại một công ty sáng tạo. Truyền thông và quảng bá có thể được khởi xướng từ những người truyền tải thông điệp hay thậm chí từ những phương tiện truyền thông.
Cách chúng tôi đang làm là luôn giữ lối tư duy mở, cùng nhau nuôi dưỡng hệ sinh thái của công ty và luôn xây dựng mối quan hệ hợp tác với họ. Bởi vì trong trường hợp khi có sự mở khoá về công nghệ ở một phương tiện truyền thông nào đó, đó sẽ trở thành một lưỡi câu quảng bá sản phẩm hữu ích. Đó là cách chúng tôi đang tiếp cận nó. Chúng tôi muốn cải tiến, chúng tôi muốn thử nghiệm rất nhiều thứ mới. Chúng ta đã nói rất nhiều về những xu hướng ở phần trước của chương trình. Đại dịch Covid dường như đã qua đi, tuy vẫn còn đây đó một số ít người bị. Đại dịch đã tạo ra và bằng cách nào đó duy trì được làn sóng phong cách sống lành mạnh hơn, đặc biệt là thay đổi cách thưởng thức các loại đồ ăn nhẹ theo cách lành mạnh hơn.
Theo góc nhìn truyền thống, các sản phẩm bánh kẹo thường không được xem là những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng trong hai năm vừa qua, các sản phẩm này được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau. Điều đó được phản ánh như thế nào qua lối tư duy từ phía công ty anh tại Việt Nam về vấn đề sản phẩm bánh kẹo tốt cho sức khỏe? Đó đơn thuần chỉ là một xu hướng nhất thời hay mang tính chất lâu dài? Hay đó là điều vẫn đang được tiếp tục chờ đợi? Bởi vì dữ liệu cho chúng ta thấy rất rõ rằng đó là một mối quan tâm lâu dài và bền vững. Chúng tôi mong muốn được nghe những suy nghĩ của anh về vấn đề đó. Xu hướng luôn luôn ở đó.
Người tiêu dùng luôn nỗ lực tìm kiếm những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Khi nhắc đến cụm từ ‘lành mạnh’, không chỉ là theo cách tốt cho sức khỏe, đó còn là sản phẩm tốt hơn cho bạn, đồng thời cũng là một loại thực phẩm chức năng. Nhưng tôi nghĩ điều đang thực sự xảy ra chính là đại dịch Covid thực sự đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi trong vòng ba năm qua. Hơn cả là một sản phẩm bánh kẹo dinh dưỡng lành mạnh, người tiêu dùng đang hướng tới cái chúng tôi hay gọi là chánh niệm. Chúng tôi có một khái niệm gọi là sản phẩm bánh kẹo có nhận thức. Khái niệm đó có nghĩa là gì? Điều đó cơ bản nghĩa là anh hoàn toàn nhận thức được sản phẩm mình đang thưởng thức là cái đầu tiên.
Thứ hai, khi anh thưởng thức nó, anh thưởng thức bằng tất cả các giác quan của mình. Nếu không thì đừng thưởng thức nó. Và chúng tôi cố gắng khuyến khích việc đó thông qua nhiều cách khác nhau. Ví dụ như qua bao bì sản phẩm. Anh cần phải thực sự lưu tâm khi đang thưởng thức các loại bánh kẹo. Tôi nghĩ việc này đang có xu hướng đi lên rõ rệt. Những thứ chúng tôi đang nhìn vào chính là người tiêu dùng đang trở nên có ý thức hơn trong việc để ý đến những thành phần dinh dưỡng. Chúng tôi cũng đã làm việc với Chính phủ về vấn đề này. Tôi nghĩ về phía Chính phủ cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ vấn đề đó. Các thông tin.
Các thông tin, nhãn dán trên bao bì, sự củng cố thêm thành phần lúa mì hoặc các loại thành phần khác được bổ sung thêm vào sản phẩm. Có thể nói đó là điều cơ bản phải thực hiện bởi vì những thông tin đó là cần có. Vì vậy, đa số các thương hiệu của chúng tôi, dù cho đó là AFC, Cosy, Solite, tất cả đều nằm trong khuôn khổ về sức khỏe và dinh dưỡng được cân đối với hương vị của sản phẩm. Và chúng tôi không ngừng nâng cao những khía cạnh đó. Chúng tôi đầu tư rất nhiều vào mảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm không chỉ để phục vụ cho chức năng vận hành của riêng công ty mà còn của các nhà cung cấp của chúng tôi về vấn đề làm cách nào chúng tôi có thể cung cấp những sản phẩm bánh kẹo dinh dưỡng.
Anh đã nhắc đến việc tiêu dùng có nhận thức. “Bạn cần phải để bản thân được tận hưởng!”. Tôi cũng có phương châm sống như vậy. Bạn không bao giờ muốn hy sinh bất kỳ điều gì cả. Chỉ cần bản thân hiểu biết sâu rộng hơn. Bạn có thể tận hưởng mọi lúc mọi nơi. Nhưng chắc chắn đừng ăn 10 chiếc bánh Oreo 1 lần. Đúng vậy. Tôi không cần phải Đó chỉ là một việc làm rất đơn giản. Khi ăn cơm, bạn sẽ cảm nhận mùi vị đầu tiên qua khứu giác, sau đó bạn mới nếm thử hương vị của nó. Hãy để điện thoại của bạn sang một bên. Tập trung thưởng thức món ăn đó trong vòng 15 đến 20 phút. Nếu bạn ăn một cách không cảm xúc, việc làm đó có thể sẽ trở thành một vấn đề.
Tuy nhiên, cách mọi người vốn vẫn nghĩ về sản phẩm bánh kẹo khoảng 10 năm về trước chính là tôi ăn cái bánh này vì nó bỏ qua bữa ăn chính của tôi. Nhận định đó khiến cho tôi cảm thấy tội lỗi. Ở một nơi nào đó, mọi người nói rằng bánh kẹo là những sản phẩm không lành mạnh và không tốt. Nhưng hôm nay, những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 62% người tiêu dùng đang thay thế ít nhất một bữa ăn chính của họ trong ngày thành một bữa ăn nhẹ. Thời điểm hiện tại, đó không còn là cảm giác tội lỗi về vấn đề bỏ qua bữa chính nữa. Thay vào đó, điều chúng tôi cần làm bây giờ là cung cấp món ăn nhẹ phù hợp. Đây cũng chính là nhiệm vụ của chúng tôi.
Cung cấp đúng loại đồ ăn nhẹ tại đúng thời điểm khách hàng có nhu cầu và được sản xuất đúng cách. Đó là niềm tin của Mondelez. Tuyệt vời. Với con số 62% anh vừa nhắc đến, thậm chí bên cạnh con số đó, quy mô người tiêu dùng Việt Nam là cực kỳ lớn, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ tuổi. Ví dụ như, anh có biết đến khái niệm gọi là HENRYs không? Anh đã bao giờ nghe qua khái niệm này chưa? HENRY? Anh chưa bao giờ nghe qua khái niệm này đúng không? Nó là viết tắt của “High Earning Not Rich Yet” . À, “High Earning Not Rich Yet”. Cũng như khái niệm tầng lớp cận giàu tiềm năng. Họ là những người nằm trong độ tuổi từ 16 đến 24.
Họ là những người khán giả thuộc giới cận giàu tiềm năng. Tôi có thấy được sự bất ngờ của anh. Có lẽ không phải bất ngờ nhưng là một sự phát hiện thú vị về một cách phân hạng mới đúng không? Có một cách gọi khác cho phân khúc này nữa chính là “SINKs and DINKs”. “SINKs and DINKs”? Nó có nghĩa là “Single Income No Kids” và “Double Income No Kids” . Về cơ bản thì hai khái niệm này có ý nghĩa giống nhau. Điều đó có nghĩa là tôi có thu nhập nhưng Nhưng anh không cần phải chi tiêu cho những thứ liên quan đến em bé hay nhà cửa. Đó là một lối suy nghĩ mới mẻ về những việc liên quan đến gia đình. Tầng lớp HENRY cũng như tầng lớp anh vừa nhắc đến, anh có thể nhắc lại cụm từ đó một lần nữa không? “Single “Single Income No Kids”.
“Single Income No Kids”. Và “Double Income No Kids”. Thật ra, có một xu hướng mới đang dần xuất hiện ở các quốc gia phát triển và rất nhiều thị trường đang phát triển. Họ không sinh 5 em bé như trước đây nữa. Đôi khi họ thậm chí không sinh em bé bởi vì cả hai vợ chồng cùng có thu nhập. Đó là một cách nói rất hay. SINKs và HENRYs. Họ là hai đối tượng tiềm năng nằm ở độ tuổi từ 16 đến 24. Kỳ thi Tốt nghiệp Trung hoc Phổ thông quốc gia vừa diễn ra hai tháng trước dành cho học sinh lớp 12. Đã có khoảng 1.1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi. Điều đó có nghĩa là có khoảng 1.1 triệu các bạn trẻ mới tròn 18 tuổi ở Việt Nam mỗi năm.
Đó cũng là con số được dự đoán cho một vài năm sắp tới. Phần đông trong số đó, đây chỉ là những điều đáng chú ý mà tôi rút ra được, 90% trong số các bạn trẻ đó làm bài kiểm tra lực trình độ tiếng anh trong kỳ thi đó. Và tỷ lệ này đạt mức cao nhất trong các năm qua, thậm chí trên phạm vi khu vực. Điều đó có ý nghĩa gì đối với, anh đã nhắc đến việc thông tin đang ngày càng trở nên quan trọng. Quả là một dấu hiệu tốt khi thấy các bạn trẻ có những biểu hiện tốt về mặt ngôn ngữ Anh là một phần, nhưng điểm số đạt được trong kỳ thi ngày càng cao hơn. Các anh nghĩ thế nào về vấn đề làm truyền thông với đối tượng khách hàng này? Các bạn trẻ vẫn rất thích các video âm nhạc quảng cáo, hay những videos trên TikTok.
Những người thuộc tầng lớp SINKs và HENRYs có suy nghĩ như thế nào về thông tin? Tôi nghĩ đối với câu hỏi này, nó bao gồm rất nhiều câu hỏi khác. Để tôi cố gắng giải quyết từng vấn đề một. Đầu tiên, tôi sẽ nói vấn đề về dân số. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là khoảng 32 hay 31.7 tuổi. Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ. Điều thú vị là, tôi thật sự kinh ngạc và lời chúc mừng của tôi đến Việt Nam, tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ quốc gia nào có sự cân bằng về giới. Tất cả những nơi mà tôi đã đi qua. Điều đó cũng có nghĩa là có rất nhiều phụ nữ góp mặt trong nguồn lực lao động. Theo truyền thống, phụ nữ thường được cho là người ở nhà và lo việc nấu nướng.
Nhưng không, bây giờ họ đến công ty để làm việc. Dân số trẻ đang trên đà phát triển. Vì thế, sản phẩm bánh kẹo tự động trở nên phổ biến hơn bởi vì lý do đó. Điểm thứ hai anh nói đến, những người thuộc tầng lớp cận giàu, họ đang chiếm rất nhiều thị phần ngoài kia. Điều tôi nhận thấy là người tiêu dùng đang có ‘hiện tượng kép’. Họ muốn trở nên toàn cầu nhưng đồng thời họ cũng muốn gắn kết chặt chẽ với văn hoá địa phương. Ở hầu hết các nền kinh tế và thị trường lớn, cả hai hiện tượng này đều đang tăng lên đáng kể. Điều đó có nghĩa là, “Đúng, tôi muốn biết điều gì đang xảy ra trên thế giới”. Và Internet đã giúp mở ra cánh cửa để thực hiện việc đó.
Họ muốn tìm hiểu về chính trị, về những vở kịch, những bài hát, tất cả mọi thứ. Và ở đó, ngôn ngữ phải nhập cuộc, tham gia vào quá trình đó. Đó là lý do vì sao tôi thấy ngày càng có nhiều người hiện nay, nhóm tôi có 24 người làm về mảng marketing. Hoàn toàn không xảy ra vấn đề gì khi bất kỳ ai cũng nói tiếng Anh trôi chảy như tôi đang nói chuyện với anh. Nhưng cùng lúc đó, chúng tôi đang được gắn kết chặt chẽ vào văn hoá Việt Nam. Chúng tôi vẫn đề cao giá trị gia đình, đề cao nét đẹp truyền thống, cách chúng tôi hưởng ứng các ngày lễ, cách chúng tôi muốn thưởng thức các món ăn, tất cả những điều đó không lạc đi bất kỳ nơi nào khác.
Nó là xu hướng tăng lên của cả hai mặt. Điểm thứ ba anh nhắc đến là làm cách nào để giải quyết vấn đề cải tiến liên quan đến các video âm nhạc, hay TikTok. Thế hệ ngày nay là thế hệ thông minh nhất tôi từng được thấy. Các bạn trẻ cực kỳ thông minh. Tôi đã nói với anh về việc làm một việc gì đó một cách có ý thức. Điều thứ hai tôi muốn nói với anh là về sự có ý nghĩa. Đã có định nghĩa rất rõ về khái niệm có ý nghĩa và giải trí là gì. Yếu tố giải trí là luôn có. Nhưng với tầm nhìn dài hạn, nếu các thương hiệu hoặc công ty hoặc chúng ta là con người, đều sẽ không mang lại ý nghĩa gì cũng như giá trị gì cho nhau, cho môi trường, hay cho cộng đồng theo một cách có ý nghĩa, chúng ta sẽ không thể ở lại trong trí nhớ của người khác được.
Điều tôi đang muốn nói ở đây là người tiêu dùng ngày nay họ có nhận thức tốt hơn về khí hậu, về thức ăn bị bỏ đi. Họ có nhận thức tốt hơn về những quyền lợi của họ, về sự đa dạng, về lối tư duy độc lập. Nếu các thương hiệu chỉ tập trung khai thác tính chất giải trí, họ chắc chắn sẽ thất bại. Tính giải trí có thể được xem là phương tiện trung gian nhưng sự giải trí không thể là thông điệp được. Vì thế, với những thương hiệu nào sẽ tiếp tục ở lại với người tiêu dùng hoặc giao tiếp với họ theo một cách có ý nghĩa hơn, đó sẽ là những thương hiệu ở lại trên thị trường trong khoảng thời gian dài hơn.
Có thể nói, công ty của anh có vai trò và trách nhiệm trong việc kết nối mọi người lại với nhau. Điều này đã trở thành một sự rất phổ biến và được biết đến rộng rãi về sức mạnh của sự cộng hưởng trong một thời gian rất dài. Tôi nghĩ sự có ý thức đặc biệt trở nên mạnh mẽ hơn khi kết hợp với điều đó. Đây chắc chắn là một sự cải tiến mới. Bản thân tôi chưa bao giờ nghe qua việc đó. Ý anh là về hành vi có ý nghĩa hay có ý thức? Ý tôi là cả hai khía cạnh này kết hợp với nhau. Gần đây chúng tôi đã triển khai một chiến dịch mới cho Cosy trong hai tháng gần đây. Đây là khoảng thời gian Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại vào tháng 3 năm nay.
Chúng tôi gọi đó là “Chiến dịch CosyLiven up”. Chúng tôi in lên bao bì sản phẩm những lời khen như là “Come on”, “Làm tốt lắm”. Để thể hiện lòng biết ơn đúng không? Chính xác. Chiến dịch đó được triển khai rất hiệu quả như việc tăng hàm lượng sản phẩm lên 15 20%. Tôi không nói rằng giá cả và giá trị mang lại tại những điểm đau của khách hàng là không quan trọng. Nhưng nếu một gói bánh đơn giản có một thông điệp nho nhỏ gửi lời cảm ơn đến ai đó, để thể hiện sự lịch sự, hay để gửi một lời khen trong một thế giới mà ở đó mọi thứ đều ích kỷ và nhất thời. Một thương hiệu có thể đứng ra đại diện cho việc đó.
Họ tạo ra sự cộng hưởng đẹp đẽ cho những hành vi đẹp như vậy. Đây là một thử nghiệm mà chúng tôi cảm thấy vô cùng hài lòng và rất hiệu quả đối với chúng tôi. Tuyệt vời. Tôi nghĩ tất cả những chiến dịch và dự án mới này, đặc biệt anh chỉ mới đến Việt Nam vài tháng trước, điều này có ý nghĩa gì đối với đội của anh cũng như việc xây dựng nên thương hiệu Mondelez Kinh Đô đang ngày một phát triển? Lúc nãy anh có nhắc đến anh có 24 đồng đội. Tôi luôn muốn hỏi câu hỏi này cuối chương trình. Công ty của anh có đang tuyển dụng không? Đây chỉ là một câu hỏi cực kỳ đơn giản. Đội của anh tại Mondelez Kinh Đô là một đội như thế nào? Tôi nghĩ đội của tôi là một đội tốt và họ rất sôi nổi.
Là một văn hoá của Mondelez, Mondelez luôn cởi mở, luôn đề cao tính bao hàm, chúng tôi tin vào tính đa dạng và tính bao hàm. Họ là những người rất có ý thức? Quan trọng hơn nữa, chúng tôi cũng làm việc theo khuynh hướng tự động. Nó không phải như là, bởi vì tôi là người dẫn đầu, suy nghĩ và góc nhìn của tôi sẽ là quyết định cuối cùng. Anh có thể đưa ra quan điểm của mình. Nếu như đó là một ý tưởng tuyệt vời, hãy triển khai ý tưởng đó. Chúng tôi sẵn sàng tham gia thực hiện nó và chấp nhận rủi ro. Điều chúng tôi nhìn vào chính là tính đa dạng không chỉ về giới tính, mà còn về cả suy nghĩ. Đúng, chúng tôi đang tuyển dụng.
Chúng tôi luôn chào đón mọi người kết nối với chúng tôi. Qua các phương tiện trung gian, họ có thể kết nối và liên hệ với tôi cho một buổi cà phê. Chúng ta có thể trò chuyện với nhau. Bởi vì chúng tôi đang cần những ý tưởng đột phá, cần những tài năng nổi trội, cần bất kỳ điều gì mang tính thú vị. Về đội của tôi, như anh đã hỏi tôi thì họ thực sự chăm sóc cho tôi rất tốt hơn là tôi đóng góp cho họ. Tôi luôn cảm thấy biết ơn vì điều đó bởi vì tôi đến từ một quốc gia khác. Tôi không bao giờ có cảm giác mình là ‘người ngoài hành tinh’. Đúng, chúng tôi tương tác rất tốt với nhau trong đội. Và điều đó được thể hiện rõ qua những gì chúng tôi đang làm.
Như các bạn vừa mới nghe anh Sameer chia sẻ, nếu bạn muốn có một buổi cà phê với anh ấy, chúng tôi sẽ để tài khoản LinkedIn của anh ấy ở dưới phần bình luận nhé. Anh Sameer Yadav hiện đang là Giám đốc Marketing của Mondelez Kinh Đô Việt Nam. Không biết anh Sameer còn điều gì muốn chia sẻ với khán giả đang theo dõi chương trình nữa không? Như tôi đã nói, đó sẽ là những cuộc trò chuyện thú vị. Tôi rất sẵn lòng lắng nghe và kết nối với bất kỳ ai muốn được trò chuyện. Chúng tôi sở hữu những thương hiệu lớn, chúng tôi đầu tư rất nhiều vào những thương hiệu lớn đó cũng như vào yếu tố con người. Nếu bạn có ý tưởng tuyệt vời, nếu bạn có lối tư duy tốt, nếu bạn có thái độ ‘Tôi làm được!’, chúng tôi rất vui được chào đón bạn vào đội chúng tôi.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về SINKs và HENRYs, anh Sameer cũng như bản thân tôi luôn sẵn sàng chia sẻ cho các bạn. Chúng tôi rất hân hạnh được chào đón anh Sameer đến với chương trình hôm nay. Một lần nữa, chào mừng anh đến với Việt Nam. Nhiệt liệt chào mừng anh đến Việt Nam. Chúc cho chặng đường phía trước của anh tại Mondelez Kinh Đô Việt Nam nhiều thành công và thịnh vượng cùng với tất cả các dự án và mọi thứ anh đang thực hiện và ấp ủ. Tôi rất thích dự án về việc làm việc có ý thức, có ý nghĩa, rất nhiều những sáng kiến tuyệt vời. Tôi rất nóng lòng được biết các dự án này sẽ được triển khai như thế nào trong những năm sắp tới.
https://www.youtube.com/watch?v=k6eFIeq9xa0
https://youtu.be/k6eFIeq9xa0Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn đã quay lại với tập tiếp theo của series Vietnam Innovators. Tôi là Hảo, Host của chương trình. Hôm nay, chúng tôi hân hạnh chào đón Anh Sameer Yadav. Anh hiện đang là Giám đốc Marketing tại Mondelez Kinh Đô Việt Nam