Chào mọi người. Tôi là Hảo. Trong tập tiếp theo của Vietnam Innovators, Chúng tôi rất vui mừng đón chào vị khách ngày hôm nay, Manisha Philip Giám đốc Tiếp thị của Timo, Một công ty về Công nghệ tài chính và Ví điện tử ở Việt Nam. Xin gửi lời chào đến
Chào mọi người. Tôi là Hảo. Trong tập tiếp theo của Vietnam Innovators, Chúng tôi rất vui mừng đón chào vị khách ngày hôm nay, Manisha Philip Giám đốc Tiếp thị của Timo, Một công ty về Công nghệ tài chính và Ví điện tử ở Việt Nam. Xin gửi lời chào đến chị Manisha. Cảm ơn Hảo. Chị rất vinh dự được đến đây. Chúng ta bắt đầu nào. Rõ ràng chị không phải là người Việt rồi. Tuy có kinh nghiệm truyền thông cho các doanh nghiệp gần ngành, nhưng chị chưa thực sự làm trong ngành dịch vụ tài chính bao giờ. Tại sao chị chọn làm việc ở một công ty Fintech Việt Nam? Nhất là khi chị không phải người Việt. Chị gọi đó là cơ hội là một cơ hội khi được làm việc với Timo.
Đối với chị, Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Xuất thân từ truyền thông, và có một ít kinh nghiệm với các ngân hàng truyền thống, vì chị từng làm thương hiệu cho Standard Chartered, Citibank và một vài ngân hàng nội địa ở Dubai. Vậy nên chị cũng có chút kiến thức để có thể nhảy sang ngành công nghệ tài chính. Đi cùng với kinh nghiệm của chị trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến và cả lĩnh vực ngân hàng truyền thống nữa. Làm việc trong ngành công nghệ tài chính là một trải nghiệm thú vị. Nó là một trải nghiệm học hỏi Nó có một sức bật lớn. Nhất là ở Châu Á. Và Việt Nam là một trong những nơi đang có đà phát triển.
Chị đã làm việc với Timo được bao lâu rồi? Cũng gần được 4 năm rồi. Và 5 năm ở Việt Nam. Quả là một cột mốc đáng chúc mừng. Chị cũng nghĩ thế. Timo Với hầu hết thính giả thì hẳn đã biết rằng 4 năm ở bất cứ startup nào đều dài đằng đẵng. Chị có thể chia sẻ một chút về Timo thực ra là gì? Điều gì khiến chị gắn bó với công ty đến tận bây giờ? Điều gì thúc đẩy chị tiếp tục phát triển ứng dụng này? Những cơ hội nào dành cho chị và công ty tại Việt Nam? Câu hỏi hay đấy. Khi chị tham gia Timo vào 2017, thì nó đã mở đầu là một startup công nghệ tài chính được 2 năm rồi Nhưng Ở Ấn Độ, hay là ở Dubai, ngân hàng điện tử rất phổ biến.
Tôi đến từ US nên chắc tôi hiểu. Ngân hàng điện tử không phải là thứ mới lạ gì nó như bản năng thứ hai vậy. Nhưng ở Việt Nam, Ngân hàng điện tử không được tin tưởng lắm. Tại sao vậy ạ? Chắc là vì ngân hàng vốn đã không đáng tin rồi. Mọi người thích trữ vàng hơn. Đồng tiền đi liền khúc ruột mà. Họ xem vàng là nơi đầu tư tốt nhất. Đó là cơ hội đầu tiên. Làm sao để khiến người dùng Internet và sử dụng internet lần đầu tiên trên điện thoại Có bao nhiêu người gửi tiền vào ngân hàng ở Việt Nam? Với dân số 100 triệu thì có bao nhiêu người 94 triệu dân, khoảng 35 triệu người và đó là nơi phần lớn dân số có gửi tiền Bao nhiêu trong số 35 triệu này 3040% 3040% dân số gửi tiền.
Đó là tỷ lệ lớn. Tôi có chị trông nhà làm việc được vài năm. Và khi mới bắt đầu, chị ấy phụ trách dọn dẹp văn phòng, và chỉ nhận thù lao bằng tiền mặt. Đến khi văn phòng bắt đầu mở rộng, hiện giờ đã gần 70 nhân viên thời gian rồi. Tôi mới hỏi chị ấy là tôi chuyển khoản được không. Chị ấy bảo là chị không có tài khoản. Tôi gần như là phải bắt chị ấy mở một cái. Bởi vì chuyển khoản thì tiện hơn nhiều. Vài tháng sau thì chị ấy kiểu “ồ, đáng lẽ tôi phải làm sớm hơn.” Người ta không chỉ không tin, mà còn không biết đến lợi ích của nó. Vậy Timo mang lại những lợi ích nào? Trong trường hợp của Timo Timo đang tập trung vào những nơi có mức di chuyển dân cư cao.
Vì chúng tôi mới chỉ có mặt ở 4 thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Khi chị nói “có mặt” Ý chị là có chi nhánh ngân hàng đúng không? Vì “kỹ thuật số” nghĩa là công nghệ hóa tất cả các kênh. Đó là mức tốt nhất chúng tôi có thể làm rồi. Khi nói đến “kỹ thuật số”, thì chỉ khoảng 95% là điện tử thôi. Đúng là mọi thứ đều có thể thực hiện qua ứng dụng, Và đó là thứ chúng tôi muốn mọi người làm. Nhưng quy định ở Việt Nam đòi hỏi chữ ký Để hoàn thiện quy trình mở tài khoản. Khác với ví điện tử, bởi vì nó không được tính là tài khoản ngân hàng. Vì vậy khi mở tài khoản bạn phải ký tên.
Mỗi ngân hàng là mỗi kiểu. Họ gửi một nhóm kinh doanh tới và yêu cầu bạn điền vào Cái gọi là “Bản khảo sát khách hàng”. Vậy nên đó là lý do chúng tôi mở chi nhánh. Mặc dù bọn chị cũng có cải tiến vẻ ngoài, bài trí theo kiểu các tiệm cà phê, nơi để gặp gỡ, thư giãn. Chúng tôi gọi nó là “Timo Hang out” Vậy có ai đến đó gặp gỡ không? Có chứ. Chúng tôi phải bảo họ. “Xin lỗi, các bạn không thể ngồi ở đây nếu không đang đăng ký tài khoản” Thật sự có người đến chỉ để uống cà phê thôi. Họ không biết đó là ngân hàng. Họ tưởng đó là tiệm cà phê. Chính xác. Chúng tôi còn có cả khách quen. Cũng là một cách thu hút khách hàng đấy chứ? Đúng rồi, đúng là thế.
Bởi vì người ta bước vào một nơi giống quán cà phê, Và rồi họ ngạc nhiên khi biết đó là ngân hàng. Rồi thì kiểu “ok, nếu vậy thì mình mở tài khoản luôn”. Vừa uống cà phê vừa mở Nhưng khách như vậy ít lắm, vì mục tiêu của chúng tôi là tìm kiếm khách hàng thông qua các công nghệ số. Tôi chắc nó cũng khá đắt. Đúng vậy. Chi nhánh lớn nhất của Timo nằm trên đường Pasteur phải không? Ừ, nó là trụ sở lớn nhất của chúng tôi đấy. Làm sao các bạn chọn được giữa Hà Nội và Hồ Chí Minh? chắc tốn rất nhiều thời gian. Dân số. Dân số Chỉ đơn giản là vì dân số thôi. Bạn cần bắt đầu từ một khái niệm nào đấy. Tôi không có ở đó lúc dự án mới triển khai vào 2015 nhưng Nếu nói về mức độ được đón nhận của một thứ quá khác biệt, trong một môi trường bị thống trị bởi trụ sở chính của các ngân hàng, ở Hà Nội.
Bạn sẽ phải cân nhắc về việc có quá nhiều trụ sở ngân hàng ở đó. Và rồi chúng tôi để ý đến dân số ở Hồ Chí Minh. Dân cư ở TP.HCM thì dễ tiếp thu hơn, họ muốn thử những thứ mới, Vì vậy flagship sẽ đặt ở TP.HCM, và rồi chúng tôi mới đến Hà Nội. Chỉ là dựa vào dân cư thôi. Về mặt cơ sở người dùng có phản ánh tâm lý rằng: Đúng vậy, chính xác. Người Sài Gòn dễ tiếp nhận những tiện ích số trong khi những nơi khác thì không? Bạn có thể kể ra bao nhiêu phần trăm không? Trong khắp các thành thị phần lớn ở Sài Gòn, khoảng 60% 20% ở Hà Nội, còn lại thì chia ra giữa Đà Nẵng và Cần Thơ. Vietcetera cũng gặp những thử thách như vậy, Tất nhiên là không phải trong ngành ngân hàng, nhưng với tư cách là công ty truyền thông công nghệ, Tuy trụ sở ở đây, nhưng chúng tôi mới mở thêm văn phòng ở Hà Nội, cũng có một vài nhân viên ở đó rồi.
Nhưng khi nhìn vào quy mô dân cư thì cũng giống vậy. Nếu nhìn vào tỷ lệ người xem, có lẽ vì chúng tôi ở đây nên có nhiều khán giả ở đây hơn, đã có sẵn nền tảng về cộng đồng rồi, Nhưng tỷ lệ người xem của chúng tôi cũng gần như thế, 6020, 20 còn lại ở nơi khác. Chị biết đấy, Người ta thường cho rằng “Ôi, làm ăn ở Hà Nội khó lắm, lại còn chậm thích nghi nữa.” hay là “Ở đó bảo thủ lắm”, kiểu vậy. Với nỗ lực mà bên chị đã bỏ ra cho Hà Nội, chị có nghĩ rằng vẫn có thể cố thêm nữa không? Hay là chị muốn tập trung ở Sài Gòn thôi? Ồ không, không. Hà Nội vẫn luôn là mục tiêu của chúng tôi. Đặc biệt là với một người làm marketing như tôi.
Có rất nhiều thứ có thể làm ở Hà Nội. Cần nhiều thời gian thuyết phục người ta tin một điều gì đó, nhưng một khi đã đặt niềm tin, họ sẽ nói nhiều về nó. Chúng tôi đã thành công ở Hồ Chí Minh như vậy đấy. Người ta nhắc nhiều về Timo, rồi giới thiệu Timo cho người khác. Đó là cách mà mọi người trở nên quen thuộc với Timo. Nhưng ở Hà Nội, rất khó để có thể thâm nhập thị trường, và để làm được thì phải có một kế hoạch. Buồn thay, kế hoạch đó cần sự hiện diện của một ngân hàng vật lý. Vì vậy, việc cần làm là để người ta thấy tận mắt. Và để “thấy tận mắt” thì cần đến các kênh truyền thống. Chúng tôi cần phải triển khai những hoạt động mà đi ngược lại với những gì chị muốn làm.
Bởi vì đó không phải là những gì chúng tôi hướng đến, mọi thứ đều nên diễn ra trên máy móc. Khách hàng truy cập bằng điện thoại, và đó mới là kênh tiếp cận tiện lợi nhất. Nhưng Hà Nội vốn là như vậy rồi. Người ta muốn được tương tác, ở mức độ vật lý. Họ cần phải nhìn thấy và chạm vào nó. Chúng tôi đã phải nghiên cứu để có thể rút ra kết luận rằng chúng tôi cần phải mở chi nhánh, hay thậm chí là xây dựng các sự kiện nhằm kiếm thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Và chúng tôi sẽ nỗ lực thực hiện những điều đó vào 2021. Trong năm 2021 tới, chúng ta có giám đốc tiếp thị của công ty fintech ở đây. Có thể là ngoài những việc đó và tìm kinh nghiệm hoặc là chị có thể cho biết thêm về chúng.
Cụ thể là những hoạt động gì ạ? Hiện giờ Timo đã có văn phòng vật lý, ứng dụng nhiều công nghệ, các bạn có chương trình giới thiệu mà tôi thấy là rất thành công. Năm tới này chị có dự định gì không? Những gì chị chưa làm được nhiều hay chưa làm được, Chị có thể chia sẻ một chút không? Chị nghĩ điều tuyệt nhất đối với chị, với tư cách là một người làm Marketing, là thành tựu gần đây mà Timo đã đạt được, đó là tìm được một đối tác mới. Đó là một bước tiến cực kỳ quan trọng. Đối tác bên chị là một ngân hàng bán lẻ phải không? Đúng vậy. Nói đúng hơn, Timo về cơ bản là một phần mềm, một nền tảng số.
Chúng tôi không có giấy phép ngân hàng, hầu hết các công ty tài chính công nghệ đều như vậy. Trở thành đối tác với một ngân hàng, hoặc một ngân hàng truyền thống, Và đưa ra đề nghị Hiện giờ đối tác của chúng tôi là Viet Capital Bank. Trước đó là VP Bank, trong vòng 5 năm. Chúng tôi đã hợp tác tốt đẹp. Nhưng nếu xét đến những gì chúng tôi muốn làm, và đó là xâm nhập sâu vào thị trường, tiếp cận những người chưa có tài khoản ở khu vực có mật độ di dân cao. Ngoài ra còn để xây dựng một hệ sinh thái, Tôi nghĩ những gì chúng tôi đã làm hoặc không làm trong các hoạt động marketing lẫn thu hút khách hàng, nếu chỉ nói riêng trong các kênh công nghệ thì cũng khá thành công.
Nhưng người ta cần nhìn thấy đối tác của mình là ai. Những giá trị mà một hệ thống ngân hàng, hoặc một ngân hàng có thể tạo ra. Không chỉ là những hóa đơn thanh toán truyền thống, hay giao dịch tiền tệ, bảo hiểm, những thứ mà hiện tại ngân hàng nào cũng có. Việc chúng tôi hướng đến bây giờ là: làm sao để kết nối với giáo dục, làm sao để kết nối với các khoản vay, chiếm phần lớn trọng tâm. Không chỉ nhắm đến các khoản đầu tư hay là khoản vay để mua xe, nhà, du lịch, Mà cả thương mại điện tử nữa. Chúng tôi muốn tạo một hệ sinh thái, thông qua các đối tác hoặc là cùng với ngân hàng. Chuẩn bị người dùng để họ có thể chuyển giao qua? Chúng tôi cố gắng giữ nó độc lập.
Vì Viet Capital tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp, Vậy nên gần đây họ tìm kiếm những đối tác fintech để mở rộng ra thị trường bán lẻ. Vì VP Bank không tập trung vào bán lẻ Nên không có sự cạnh tranh. Chính vì thế chúng tôi trở thành những đối tác phù hợp. Chúng tôi có kiến thức tích trữ trong 5 năm về cách xây dựng ngân hàng số, cơ sở bán lẻ, Cũng như cách ứng dụng công nghệ phần mềm lõi, hướng tới các tập đoàn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất nhiên là không tập trung hoàn toàn, mà chỉ nhằm hỗ trợ ngân hàng lõi thôi. Chúng ta nói rất nhiều về hợp tác và thu hút khách hàng, Nhưng tôi nghĩ một người đã có tài khoản ngân hàng, thật ra nhiều người có rồi.
Chị có theo đuổi những khách hàng đó không?. Hay chỉ tập trung những người chưa có thôi?. Chị có thể chia sẻ về các chiến lược dành cho. hai đối tượng khách hàng đó không?. Tôi muốn nói rằng trong vài năm tới,. Chúng ta vẫn nhìn vào những người. mà tôi gọi là “mở”. Nếu hỏi họ có tài khoản ngân hàng hay không,. tôi nghĩ rằng. nhiều khả năng là họ đã có rồi.. Trung bình thì mỗi người sẽ có ít nhất 2 tài khoản ngân hàng. hoặc 3, và rồi vài cái thẻ tín dụng nữa.. Và thách thức là làm sao để thuyết phục mọi người.. Làm sao để trở thành ngân hàng thứ 4? Vâng.. Làm sao để được như vậy.. Liệu ngân hàng của bạn là cái đầu tiên? Hay cái thứ 2?. Hay dùng ngân hàng của bạn để thực giao dịch hàng ngày?. Dùng để thực hiện giao dịch giá trị nhỏ,. hay là giao dịch giá trị lớn?. Việc cân bằng những việc đó trong vài năm tới. là tâm điểm của chúng tôi.
Chúng tôi sẽ tập trung vào nhóm khách hàng đã có tài khoản ngân hàng. Nhắm vào những người chưa có, nhóm khách hàng còn lại, là một mối đầu tư khổng lồ. Nhiều ngân hàng lớn đã bắt đầu làm rồi Như kiểu một mỏ vàng chưa ai đụng vào vậy. Đúng thế. Giúp các ngân hàng có thể chiếm lĩnh thị trường. Tôi chắc rằng chi phí quảng cáo rất đắt khi bạn phải cạnh tranh với các ngân hàng lớn. Chính xác. và họ có ngân sách lớn hơn Timo rất nhiều. Đúng vậy. Chúng tôi cố làm mọi thứ theo Cách mà tôi hay gọi là “lươn lẹo”. Nhạy bén? Đúng vậy. Cần phải nhạy bén, phải sáng suốt, phải nghĩ ra những cách làm vừa khéo léo lại vừa ít tốn kém và vui vẻ.
Thậm chí còn phải sử dụng những nền tảng thương mại nhỏ. Hay thậm chí là những đối tác nhỏ, cung cấp các dịch vụ đi lại, Chị có thể nói một chút về chi phí để thu hút khách hàng không? Chị có thể chia sẻ được không? Hay là những bài học mà chị rút ra được? Chỉ xét đến những kênh mà chúng tôi đã sử dụng thôi phải không? Như khi tôi nói về nó theo quan điểm của marketing Vì chúng tôi tập trung mạnh vào mảng kỹ thuật số, nên các hoạt động Marketing chiếm đa số, như là Facebook hay Google, đại loại thế. Cùng những phương pháp có sẵn như “tiếp thị giới thiệu”. Nếu chi phí một bên quá cao, chúng tôi thuê bên còn lại, tạp chí chẳng hạn 12, 15, 20 đô Facebook đôi khi cũng khá đắt.
Và nó cũng không đem về lượng chuyển dịch nhiều nhất về mặt khách hàng. Phương án hiệu quả nhất là “tiếp thị truyền miệng” Nó có phải là một phần quan trọng giúp thu hút khách hàng không? Chị mong muốn biến nó thành nhân tố chính. Nếu trước đây nó đã thành công thì sau này cũng vậy. Làm sao để có thể phát triển chiến lược đó đóng góp nhiều hơn vào quá tình thu hút khách hàng? Ví dụ như khi đăng ký bạn nhận được 50k hay gì đó. Các bạn thúc tiến nó thế nào? Đăng quảng cáo cho chương trình đó? Tiếp tục nhắc cho khách hàng hiện tại biết? Các bạn làm cách nào để khuyến khích người dùng giới thiệu app? Đó cũng là một việc thuận lợi cho ngân hàng đối tác của chúng tôi.
Nó kết nối với việc ngân hàng đó có gì về mặt hệ sinh thái của họ. Tôi nghĩ là sự thúc đẩy lâu dài giúp cho việc thu hút người dùng. Rốt cuộc thì khách hàng muốn biết là họ sẽ được lợi gì? Vì vậy, lợi được 50k hay 100k có thể sẽ không đủ hấp dẫn với họ Có thể họ sẽ đăng ký dịch vụ, nhưng chúng tôi không muốn chỉ như vậy. Chúng tôi muốn họ sử dụng tài khoản, muốn họ gắn bó với chúng tôi. Điều này lại liên quan tới việc họ có thể sử dụng nó ở đâu. Tôi có một thẻ debit, Tôi có thể được giảm giá ở Coopmart, hay giả như tôi đến Starbuck hoặc Coffee House và được giảm giá, hoặc sử dụng nó để mua vé CGV? Vì vậy, nó không chỉ cho họ tiền mặt, đó không phải mục đích chúng tôi hướng đến.
Chúng tôi muốn nó thực sự có lợi ích, và đó là hướng đi của chúng tôi trong năm 2021. Tôi đang nghĩ là thay vì đưa tiền thì các bạn có thể cho họ trải nghiệm hay sản phẩm. Tôi thấy rất nhiều Ví dụ, khi tôi mở tài khoản ở Mỹ họ sẽ cho bạn chút tiền thưởng. Và nhiều chỗ còn cho những thứ rất có giá trị tuỳ theo lượng tiền mà bạn gửi, họ sẽ cho bạn một cái Iphone chẳng hạn. Nó hẳn phải hơn $500. Vượt quá ngưỡng $20 nhưng Các bạn có định đi theo hướng đó, kiểu như hợp tác với Chị có nhắc tới CGV, có thể tặng họ vé xem phim, khách hàng có thể được nhận sản phẩm nào đó Các bạn có thử chưa? và cái nào hiệu quả hơn? Chúng tôi chưa thử nó trên một quy mô có thể đánh giá được.
Nhưng chúng tôi có đối tác trong lĩnh vực giải trí. Lượng người dùng chúng tôi thường nhắm tới nhóm trẻ tuổi, dễ tiếp nhận, 1824 tuổi, chiếm khoảng 25% Nhóm 2535 tuổi cũng chiếm phần khá lớn, họ vẫn còn quan tâm tới truyền thông, giải trí, du lịch, mua sắm. Đây là những thứ họ quan tâm, tìm cách làm cho những thứ đó, những thứ mà họ tìm kiếm phản ánh vào tài khoản của họ là một phần những gì chúng tôi làm. Chúng tôi từng làm việc với CGV Shopee, Lazada và nó cũng khá khó khăn. Bởi vì họ muốn những sản phẩm chiến thuật đó. Họ có thể quay lại thường xuyên, Dùng nó như một điểm chạm. Chính xác. Bạn không cần phải thuyết phục họ mua ở đây Nó như là bản năng.
Nó gần như là bản năng. Và chị nghĩ Nhìn lại một năm 2020 với Covid Chúng tôi đã thấy một lượng tăng vọt chị nghĩ có một vài báo cáo cho thấy ngay cả các ứng dụng dùng cho thanh toán đã tăng vọt từ 3340% về lượt tải và sử dụng. Ngay cả các bạn cũng có tăng? Có chứ. Rõ ràng là trong những ngày đầu Covid chúng tôi vẫn là TimoVP Bank, nhưng khi chuyển qua Viet Capital hồi tháng 7, tháng 8 số lượng khách hàng chuyển dịch theo chúng tôi, và khách hàng mới, những người chưa từng sử dụng Timo, đã tăng lên đáng kể. Chúng tôi có công bố số liệu ở họp báo hồi tháng 9. Trong 2 tháng, chúng tôi đã có hơn 100 ngàn khách hàng.
Tôi tốn 1 năm ở Timo để đạt được con số đó. Vậy con số mà chị muốn hướng đến là bao nhiêu? chị muốn gấp 5 số đó? Vớ vẩn. Vớ vẩn hả? Bất khả thi à? Vớ vẩn. Nếu vậy chắc chị khỏi ngủ luôn. Tim đập thình thịch. Nhưng nó là thế thôi. Mục tiêu thì lúc nào cũng cao mà. Chạm tới vì sao, đáp xuống mặt trăng, kiểu vậy. Lý tưởng của chúng tôi là “Go Big” Thật sự rất lớn lao. Cách duy nhất để đạt được nó là bắt đầu xây dựng một mạng lưới cho hệ sinh thái sẽ trông như thế nào khi trở thành đối tác, chúng tôi phải trở nên chuyên nghiệp. Cho dù là khi hợp tác với đại học hay trường học, làm sự kiện hay tài trợ sự kiện.
Có rất nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh của Timo, bởi vì đó là cách duy nhất để thu hút người dùng. Quay lại câu hỏi lúc nãy “truyền miệng” hoạt động thế nào. Nếu mọi người không thấy và tìm hiểu về chúng tôi đủ để người khác truyền miệng thì chúng tôi sẽ không thể thúc đẩy số người dùng hiện tại thuyết phục thêm người tham gia. Ừ thì có một phần sẽ mời bạn bè nhưng tới lúc nào đó thì bạn sẽ cạn kiệt số người mà bạn có thể mời. Vì vậy tôi sẽ nghĩ từ trên xuống. Chủ động quảng bá thương hiệu hơn. Vậy thì có vẻ như thử thách không chỉ nằm ở tốc độ tiến hành của các bạn hoặc thị trường nhưng mà còn có đối thủ cạnh tranh nữa.
Tôi biết có rất nhiều công ty ví điện tử mới nổi họ đang tiếp cận với một góc độ khác. Bạn luôn có Grab ở khắp nơi Nhưng mà họ thì đem đến giá trị khác. Cho những người mới bắt đầu Timo vẫn là gương mặt mới trên thị trường, chỉ vừa mới tái cấu trúc thương hiệu gần đây. Điều gì khiến sản phẩm của chị trở nên khác biệt? Đối với các công ty công nghệ tài chính đã thâm nhập, hoặc mới được thành lập, Các bạn đang nghĩ gì về mặt, không chỉ là về quảng bá mà còn về mặt xây dựng thương hiệu? Ừ. Chị nghĩ có một vài sự tương đồng và Timo cố gắng giữ vững lập trường từ những ngày đầu Có 3 giá trị chính mà chúng tôi vẫn giữ vững.
Và luôn duy trì. Đó là tính dễ tiếp cận. Là bạn có thể tải và sử dụng nó ngay lập tức. Rất đơn giản. Chúng tôi cố không làm phức tạp trải nghiệm người dùng vì vậy chúng tôi muốn nó trở thành điểm mấu chốt. Cùng với những tính năng nâng cao chất lượng sống. Như những quán hang out? Đúng vậy! Chị có dự định mở thêm không? Điều đó cũng nằm trong kế hoạch. Nhưng sẽ không chỉ là Những “Hang Outs” mà chúng ta đã biết. Nó sẽ chỉ là những gian hàng di động. Giống như là tìm cách mới để tiếp cận khách hàng KShông cần phải có nhà cửa. Nó cơ động, lấy ví dụ vậy. Vậy là xài xe tải nhỉ? Tôi định nói xe thức ăn nhưng mà ý chị là kinh doanh thực phẩm? Ý hay đó.
Đó chính xác là những gì tôi muốn. Cảm ơn. Tôi cũng muốn dùng đến container, như là Không tôi thích ý tưởng đó. Nó cơ động, chạy khắp thành phố và không bị giới hạn tại một chỗ. Nhưng nó chính xác là thế. Bởi vì chúng tôi Về mặt dễ tiếp cận, chúng tôi muốn được mọi người thấy nhiều hơn. Để mọi người có thể đến với chúng tôi ở bất cứ đâu ngay cả khi chúng tôi phải ở một chỗ cả tuần. Chúng tôi ở đó, thu hút mọi người tới và tương tác Thứ hai là về sự tiện lợi. Đó là điều hiển nhiên khi bạn sử dụng điện thoại và đó là điều sẽ không thay đổi. Sự thay đổi lớn nhất mà chúng tôi tìm kiếm là cách để tăng thêm giá trị.
Chúng tôi đã cho khách hàng ưu đãi miễn phí trên nhiều thứ. Bạn được chuyển khoản miễn phí Các bạn kiếm hầu hết tiền từ những khoản phí đó nhỉ? Các bạn kiếm tiền bằng cách nào? Câu hỏi tốt đấy, hãy bắt đầu với nó. Các bạn kiếm tiền cách nào nếu không thu phí giao dịch? Đây là ích lợi của việc có đối tác. Vì vậy, về chuyện tiền bạc Okay. Vì vậy tôi nghĩ, cân bằng giữa thu nhập với duy trì khách hàng luôn là thử thách. Và khi làm marketing, nếu không có thu nhập thì tôi không có ngân sách. Nhưng đó là trọng tâm của chúng tôi Vì vậy chúng tôi cần đối tác. và rõ ràng mọi ngân hàng sẽ Một phần lớn thu nhập đến từ cho vay Tất cả các hình thức vay.
Và nó đến từ NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Ngay cả khi ai đó giao dịch vốn, hay là trả hoá đơn, thanh toán thường ngày. Đó không phải nơi thu được lượng tiền lớn nhất. Cái quan trọng là họ có tiền trong tài khoản. Vậy là bạn giữ tiền trong tài khoản, ngay cả khi bạn không tiết kiệm, bạn vẫn để nó ở đó. Nó tạo ra tiền lãi cho chúng tôi. và rồi Đó có phải là phần thu nhập chính của các bạn không? Nó chiếm một phần lớn thu nhập ngoài ra còn công việc cho đối tác như là bảo hiểm hay tiền đầu tư, đối tác hay bạn đồng hành. Vì các bạn không phải là một ngân hàng truyền thống, làm sao các bạn đánh giá tình trạng của công ty? Dựa trên số lượng giao dịch được thực hiện, số tiền được gửi, hay cả hai? Số lượng giao dịch thì dùng để đánh giá độ linh động, Nó là về giao tiếp.
Chị không có số liệu đó nhưng chị biết là nó khá cao. Chị biết nhưng không thể chia sẻ? Nhưng rõ ràng là nó về tiền gửi. Rõ ràng là về việc giữ tiền và cả sản phẩm tài chính. Vậy thì thẻ tín dụng, tiền cho vay Chúng tôi có làm thẻ tín dụng visa Tỉ lệ người dùng lớn tới mức nào? Ví dụ như trong 100 người dùng Timo thì có bao nhiêu người có thẻ tín dụng? Nó rất thấp, bởi vì Tôi nghĩ về cơ bản ở Việt Nam 25% dân số có thẻ tín dụng. Thật sao!? Nó không cao tới thế nhưng nó vẫn đang tăng dần. Số liệu của chúng tôi vào khoảng 1015% . Tại sao số liệu bên chị lại thấp thế? Tôi nghĩ là nếu nhìn vào thẻ tín dụng so với cái bây giờ gọi là: tài chính tiêu dùng hay khoản vay tiêu dùng, tôi nghĩ là tính dễ tiếp cận của các khoản vay tiêu dùng.
Những yêu cầu về mặt giấy tờ để chứng minh mình có thể trả lại dễ dàng hơn so với thẻ tín dụng. Có rất nhiều thứ bạn phải chứng thực với ngân hàng. Cần qua nhiều bước bảo vệ để tránh rủi ro. Chính xác. Tôi nghĩ là với sự bùng nổ của các khoản cho vay tiêu dùng và các công ty tài chính tiêu dùng. Mặc dù lãi suất cũng cao như thẻ tín dụng, 35% hay một con số lố bịch nào đó. Mọi người sẽ sẵn sàng vay từ một công ty tài chính tiêu dùng hơn là tới ngân hàng đăng ký thẻ tín dụng. Điều mà Có lẽ là vì bản chất của thẻ tín dụng. Bạn có một hạn mức có thể tiêu mỗi tháng. So với tài chính tiêu dùng, bạn lấy số tiền mà mình cần tại một thời điểm, và bạn trả lại nó trong thời gian dài hơn.
Vậy thì có lẽ mọi người không muốn đối mặt với sự cám dỗ mà thẻ tín dụng mang lại, bởi vì kiểu gì thì bạn vẫn phải trả nợ. Người Việt cũng có tính cần kiệm nhiều hơn. Tôi từng đọc một bài báo Ở Mỹ, người ta chi tiêu rất nhiều nhưng nhìn qua nước Đức, trong các nước Châu Âu, họ là một trong những nước vẫn thích sử dụng tiền mặt hơn. Vì người Đức cũng khá giống theo định kiến. Họ là những người cần kiệm nên họ cũng thận trọng với tiền bạc hơn. Và có nhiều người đánh đồng thẻ tín dụng với nợ nần và chi tiêu quá tay. Ở Việt Nam có giống vậy không? Người Việt tiết kiệm hay tiêu xài nhiều hơn? Hay là như thế nào khác? Nhìn vào Đức, hay Nhật bản.
Nếu bạn nhìn vào dân số, thì dân của họ không trẻ bằng Việt Nam. Dân số Việt Nam vẫn còn trẻ. Có một tầng lớp trung lưu đang tăng lên trong độ tuổi 18 tới 35. Những người thuộc nhóm Millenial. Họ chiếm một phần lớn dân số. Mặc dù số phụ huynh luôn khuyên bạn để dành tiền vẫn còn chị nghĩ sự chuyển dịch văn hoá đã bắt đầu rồi. Nó như là một lối sống tận hưởng. Người ta muốn sống vì ngày hôm nay. Chị có thể thấy nó ở TP.HCM. Hà Nội thì vẫn còn lối sống cần kiệm, Nhưng ở TP.HCM có những người mà chúng tôi gọi là “HENRY”, “Sang nhưng chưa giàu”. Họ có khoản thu nhập dư thừa cao, và họ muốn tiêu nó.
Họ chi tiêu cho những thứ cải thiện lối sống của họ. Tiết kiệm cũng được cân nhắc. Nhưng tiết kiệm thế nào thì Vẫn chưa được xem xét kỹ. Ta sẽ tiết kiệm ở đâu? Làm sao để làm vậy? Đầu tư? Ôi trời ơi! Nào là quỹ tương hỗ, cổ phiếu, cổ phần, tôi có biết gì đâu. Người ta quan tâm nhiều đến lĩnh vực đó không? Không đủ. Và đó là một phần lớn những gì chúng tôi cố làm. Nhắm đến bảo hiểm hay các khoản tiết kiệm, hay các khoản đầu tư, nỗ lực hết mình Để được khách hàng nhớ đến khi tìm kiếm những thứ liên quan. ngay cả khi phải tiết kiệm bằng bitcoin, thứ mà ngân hàng vẫn chưa chấp nhận. Nhưng đó là một phần của hệ sinh thái ngân hàng và tài chính.
Đó là một phương pháp thanh toán, nó là một dạng tiền tệ. Làm cách nào để dạy cho mọi người về nó? Cho dù chúng tôi có nó trên nền tảng của mình hay không, Nó là việc truyền cho người khác những kiến thức ấy. Tôi nghĩ mọi người muốn tiết kiệm một chút nhưng không ảnh hưởng tới việc hưởng thụ cuộc sống, được dùng tiền mồ hôi nước mắt để làm điều mình thích. Ví dụ như chiếc Iphone 12 mới ra. Mọi người ở Việt Nam muốn mua nó ngay ngày đầu ra mắt. Tôi được kể là Việt Nam có số người mua Iphone nhiều nhất ASEA mặc dù không có một cái Apple Store nào cả. So với Indonesia một nước lớn gấp 3 lần. Hay Singapore, một nước giàu có hơn hẳn.
Đó là dấu hiệu của việc tăng trưởng số lượng khách hàng. Người ta hay bảo: Sài Gòn tiêu xài, Hà Nội tiết kiệm. nghe có vẻ như những xu hướng đó đang rất phù hợp cho các bạn. Và nó cũng quan trọng đối với các doanh nghiệp nữa. Vẫn còn rất màu mỡ, trong lĩnh vực thu hút người dùng và việc kết hợp công nghệ tài chính. Chúc các bạn may mắn. Tôi đoán là các bạn còn cần nhiều quảng bá cùng nhiều thử thách và cơ hội phía trước. Và chúng ta đã đến cuối chương trình, Manisha. Sáng nay chúng ta kết thúc ở đây thôi. Chúng ta đều có nhiều thử thách và cơ hội để giải quyết sáng nay. Xin cảm ơn vì đã tham gia chương trình, Manisha.
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp chị. Rất hiếm khi có dịp được bàn về công nghệ tài chính và ngân hàng, đặc biệt là bằng tiếng Anh, ở Việt Nam. Tôi rất biết ơn những chia sẻ của chị. Chị có lời cuối nào muốn nói không? Một bài phát biểu ngắn chẳng hạn? À không, Tôi nghĩ là đối với những người đã biết Timo, họ đều thích nó. Những ai chưa biết thì xin hãy thử. Tôi nghĩ một phần lớn những gì chúng tôi đạt được là bạn có thể đăng ký trên mạng và mở tài khoản mà không cần phải tới chi nhánh. eKYC đã bắt đầu phổ biến ở Việt Nam. xin cảm ơn ngân hàng nhà nước đã trợ giúp Tức là chúng ta sẽ có tài khoản điện tử trong vòng 3 tới 5 năm nữa thôi.
https://www.youtube.com/watch?v=ViSy6YJSFzk
https://youtu.be/ViSy6YJSFzkChào mọi người. Tôi là Hảo. Trong tập tiếp theo của Vietnam Innovators, Chúng tôi rất vui mừng đón chào vị khách ngày hôm nay, Manisha Philip Giám đốc Tiếp thị của Timo, Một công ty về Công nghệ tài chính và Ví điện tử ở Việt Nam. Xin gửi lời chào đến