Trực quan hóa dữ liệu là gì?
Nói một cách đơn giản trực quan hóa dữ liệu (Data visualization), đây là việc tạo ra các biểu đồ, đồ thị… hay sử dụng các phương pháp, công cụ khác nhau để trực quan hóa và minh họa dữ liệu được tốt nhất. Mục đích là biến các nguồn dữ liệu thành những thông tin được thể hiện một cách trực quan, dễ quan sát, dễ hiểu, để truyền đạt rõ ràng những hiểu biết đầy đủ (insights) từ dữ liệu đến người xem, người đọc.
Tại sao chúng ta lại cần trực quan hóa dữ liệu?
Vì mục đích của phân tích dữ liệu là để hiểu rõ hơn, dữ liệu có giá trị hơn nhiều khi nó được trực quan hóa. Ngay cả khi một nhà phân tích dữ liệu có thể lấy thông tin chi tiết từ dữ liệu mà không cần trực quan, thì việc truyền đạt ý nghĩa mà không trực quan sẽ khó khăn hơn.
Đối với MKT, việc xem số là vô cùng quan trọng. Số liệu sẽ cho bạn có thể biết được các chiến của bạn hiện tại có mang lại hiệu quả?, đã bao nhiêu khách hàng đã tiếp cận tới thông điệp của bạn?, họ là ai?, hành vi của họ khi xem xong quảng cáo như thế nào?… Số liệu sẽ giúp bạn có thể trả lời được các câu hỏi trên. Vì thế, chúng rất quan trọng!

Các dạng biểu đồ trực quan hóa dự liệu tốt nhất
-
Biểu đồ đường:
Biểu đồ đường cho bạn thấy sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian. Cột X thường là sẽ ứng với các khoảng thời gian, trong khi cột Y là số lượng. Vì vậy biểu đồ dạng này có thể cho bạn thấy được doanh số của công ty theo từng năm, chia theo từng tháng, hoặc sự thay đổi về chi phí theo từng ngày đối với các chiến dịch quảng cáo Facebook Ads.
-
Biểu đồ khu vực
Biểu đồ khu vực ứng dựng biểu đồ đường, nơi mà các khu vực dưới đường biểu đồ sẽ được tô màu để nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu. Màu sắc của khu vực dưới mỗi đường nên được trong suốt để thấy được các khu vực chồng chéo lên nhau.
-
Biểu đồ cột

Biểu đồ cột giúp bạn thấy được sự thay đổi theo thời gian. Nhưng nếu như các nhiều hơn 1 biến cần theo dõi, biểu đồ cột có thể giúp so sánh các dữ liệu của mỗi biến với nhau theo mỗi giai đoạn thời gian. Ví dụ như, biểu đồ cột có thể so sánh doanh số của công ty giữa năm nay so với năm trước.
-
Biểu đồ tròn
Biểu đồ tròn là lựa chọn hoàn hảo cho việc biểu thị phần trăm, bởi vì nó giúp hiển thị từng nguyên tố thành từng phần so với tổng thể. Ví dụ, tỷ trọng đóng góp của từng nhân viên trong doanh số tuần của cửa hàng.