Khi nhắc đến TƯ DUY PHẢN BIỆN. có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến việc. tranh luận với một ai đó. hoặc đó có thể là sự hoài nghi. bất đồng quan điểm với một vấn đề. Thực tế thì TƯ DUY PHẢN BIỆN. không mang màu sắc máu lửa. như bạn vẫn tưởng tượng. Trong công v
Khi nhắc đến TƯ DUY PHẢN BIỆN. có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến việc. tranh luận với một ai đó. hoặc đó có thể là sự hoài nghi. bất đồng quan điểm với một vấn đề. Thực tế thì TƯ DUY PHẢN BIỆN. không mang màu sắc máu lửa. như bạn vẫn tưởng tượng. Trong công việc,. nếu biết cách ứng dụng tư duy phản biện. bạn sẽ có được những lợi ích như sau:. Thứ nhất: KHÔNG BỊ ĐI SAI HƯỚNG. Thứ hai: NHÌN VẤN ĐỀ MỘT CÁCH TOÀN DIỆN. Hãy xem hết video này. để nắm bắt được kiến thức về TƯ DUY PHẢN BIỆN. và ứng dụng của nó trong công việc nhé. Phần 1: TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ?. Tài liệu về TƯ DUY PHẢN BIỆN rất phong phú. chúng ta có thể tìm thấy nó. trong rất nhiều sách, tài liệu hay khóa học. Nếu bạn có thời gian,. hãy tìm hiểu thêm từ những nguồn này. để trau dồi thêm kiến thức cho mình. Chúng ta hãy thử tìm hiểu. định nghĩa về TƯ DUY PHẢN BIỆN.
Trên wikipedia bách khoa toàn thư mở xem sao nhé. TƯ DUY PHẢN BIỆN. là phân tích và đánh giá một thông tin đã có. theo các cách nhìn khác. nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại. tính chính xác của vấn đề. Bạn hãy chú ý những keyword sau. Thứ nhất: “nhằm làm sáng tỏ. và khẳng định lại tính chính xác”. hay nói đơn giản đó là TÌM KIẾM SỰ THẬT. Keyword thứ hai:. là “theo một cách nhìn khác”. hay nói đơn giản là. NHÌN SỰ VIỆC BẰNG GÓC NHÌN MỚI. Thật ra bạn chỉ cần nhớ như sau:. TƯ DUY PHẢN BIỆN. là đặt 2 câu hỏi như sau. Thứ nhất là TRUE?. CÓ THẬT LÀ NHƯ VẬY KHÔNG?. Câu hỏi thứ hai là ANYTHING ELSE?. CÓ CÒN GÓC NHÌN NÀO KHÁC NỮA KHÔNG?. bạn thấy dễ nhớ hơn chưa nào?. vậy mình đi vào phần tiếp theo nhé. Phần hai: tầm quan trọng của hai câu hỏi. TRUE & ANYTHING ELSE. Sau đây,. mình sẽ đưa ra một số nhận định. mà mọi người hay nói đến.
Nhiệm vụ của bạn là thử phán đoán xem. nhận định này là ĐÚNG hay SAI nhé. Nhận định đầu tiên:. “những người có tính cách đối lập nhau. thì hấp dẫn lẫn nhau”. Hãy dành 5 giây để suy nghĩ nhé. Câu trả lời là SAI. theo nghiên cứu tâm lý học. điểm giống nhau. đặc biệt là về các giá trị và niềm tin cá nhân. mới là yếu tố quan trọng. xây dựng tình cảm yêu mến giữa hai người. Chúng ta cũng đến với nhận định tiếp theo. “Vận động viên nhận huy chương đồng. sẽ vui hơn vận động viên nhận huy chương bạc”. Theo bạn nhận định này là ĐÚNG hay SAI?. 5 giây bắt đầu. Câu trả lời là ĐÚNG. Theo nghiên cứu tâm lý học. chúng ta hay có xu hướng. so sánh giữa thực tại và những trường hợp nếu như. điều này dẫn đến việc. vận động viên hạng nhì cảm thấy khó chịu. khi nghĩ đến việc. Mình suýt nữa là đạt được huy chương vàng. Trong khi vận động viên hạng 3 sẽ vui hơn.
Khi so sánh với việc không có huy chương nào. Chúng ta cùng đến với nhận định tiếp theo. “Đấm đá vào chăn gối hoặc hét to. là những cách hiệu quả để làm giảm sự bất mãn. theo bạn nhận định này là ĐÚNG hay SAI?. 5 giây bắt đầu. Câu trả lời là SAI. theo nghiên cứu tâm lý học. không có bằng chứng nào cho thấy. các hành vi mang tính bạo lực như vậy. có thể làm giảm sự bất mãn. Điều ngược lại với lời phát biểu này. thì lại có nhiều chứng cứ hơn. Chúng ta cùng đến với nhận định cuối cùng:. “Khi chơi kéo co,. chúng ta kéo mạnh hơn khi chơi một mình. hơn là khi chơi cùng nhóm. Nhận định này là ĐÚNG hay SAI. 5 giây bắt đầu. Câu trả lời là ĐÚNG. theo nghiên cứu khoa học. chúng ta thường lười nhác trong tập thể. và giảm bớt sự cố gắng trong hoạt động nhóm. vì chúng ta tin rằng. những người khác sẽ làm thay phần mình. Bạn thấy sao?.
Có những điều bạn lầm tưởng là ĐÚNG thì nó lại SAI. Có những điều bạn tưởng là SAI thì nó lại ĐÚNG. khi tiến hành các nghiên cứu tâm lý học. Lý do là,. bạn dựa vào trực giác và kinh nghiệm để phán đoán. chứ không dựa vào một căn cứ đã được chứng minh. Trong quá khứ,. khi mà cả xã hội đều cho rằng. Trái Đất là trung tâm. và mọi hành tinh khác đều xoay quanh nó. thì Nicolas Copernicus. đã đặt câu hỏi “CÓ THẬT LÀ NHƯ VẬY KHÔNG?”. và đã chứng minh điều ngược lại là. mặt trời mới là trung tâm. và trái đất quay quanh mặt trời. Nhiều người nghĩ rằng:. Bò tót sẽ hóa điên khi thấy màu đỏ. nhưng thực tế,. bò tót không có khả năng phân biệt màu sắc. Vì vậy màu đỏ trong mắt chúng. cũng chỉ như là màu xám mà thôi. Cái khiến chúng nổi điên. là do tấm khăn cứ vẫy trước mặt. như muốn chọc tức nó. Qua những ví dụ vừa rồi. bạn có nhận ra được một điều gì đó hay chưa?.
Trong những câu chuyện. hay thông tin nhận được hàng ngày. không phải thông tin nào cũng có căn cứ. Nó có thể xuất phát từ trực giác. hay quan điểm của một người nào đó. nhưng khi kiểm chứng lại thì không đúng. Chính vì vậy thông qua video này. mình mong rằng các bạn. nắm bắt được những điều sau:. Không phải cái gì đúng trong quá khứ. sẽ đúng với hiện tại. Không phải cứ “ai cũng biết”,” nghe có vẻ logic”. “đây là kiến thức thông thường”. là điều đó chắc chắn đúng. bởi vì. có những cái khi phân tích kỹ càng. thì sự thật không thuộc về số đông. Đặc biệt,. không phải cứ sếp nói, chuyên gia nói. là điều đó sẽ đúng. Bạn cần kiểm chứng lại. Đối với những chuyên gia chỉ dùng trực giác. hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này. nhưng lại phát ngôn về một lĩnh vực khác. Jurgen Klopp. huấn luyện viên nổi tiếng của đội Liverpool. khi được phóng viên hỏi một câu như sau:.
“Ông có sợ các cầu thủ của mình. bị nhiễm virus Corona không. nếu họ tiếp tục chơi bóng đá. trong tình hình hiện nay?”. Ông đã trả lời như sau:. “Những người cần được hỏi câu hỏi này. là các chuyên gia y tế. không phải tôi. một huấn luyện viên bóng đá. không hề biết gì về Virus Corona. không thể vì tôi nổi tiếng. mà tôi có thể phát ngôn về mọi vấn đề. không thuộc chuyên môn”. Bạn thấy không. chuyên gia thật sự. là hạn chế phát ngôn. khi không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Việc đặt câu hỏi TRUE? là rất quan trọng. nó giúp bạn xác định. thông tin nào xuất phát từ. trực giác và kinh nghiệm. thông tin nào có được từ. cơ sở khách quan. từ đó,. bạn mới có thể xác định hướng đi đúng. với giải pháp phù hợp. Ví dụ,. một nhân viên báo cáo như sau. về lý do tại sao. hiệu quả doanh số tháng rồi bị sụt giảm. “Cuối năm nên đối thủ.
Tăng 1,5 lần ngân sách quảng cáo. và khách hàng chuyển qua mua hàng của đối thủ”. Khi đó, bạn thử đặt câu hỏi TRUE? như sau”. “Có thật là đối thủ đã tăng ngân sácht 1,5 lần không?. Em có cơ sở nào chứng minh điều này?”. Hoặc là:. “Có thật là doanh số sụt giảm. vì Khách hàng chuyển qua mua của đối thủ không?. Em có cơ sở nào chứng minh kiểu này?”. Khi đó,. bạn sẽ nhận được câu trả lời:. “Em nghĩ năm ngoái như vậy nên năm nay cũng thế”. Bạn nghĩ sao nếu dữ liệu nghiên cứu thị trường. cho kết quả doanh số của bạn bị sụt giảm. là do độ phủ giảm. chứ không phải là do khách hàng. xem quảng cáo và mua hàng đối thủ nhiều hơn. Khi đó cái mà bạn cần đầu tư. là những chương trình tăng độ phủ. chứ không phải là đầu tư. thêm ngân sách cho quảng cáo. Vì vậy,. nếu người quản lý chỉ tiếp nhận thông tin. mà không chứng thực lại. có thể sẽ ra quyết định không chính xác.
Do đó,. câu hỏi TRUE. sẽ giúp cho bạn đi đúng hướng từ cơ sở đúng. không lãng phí nguồn lực cho những giải pháp sai. Tiếp theo là câu hỏi số 2:. ANYTHING ELSE. CÓ CÒN GÓC NHÌN NÀO NỮA HAY KHÔNG?. Bây giờ,. các bạn hãy nhìn vào 4 hình vẽ sau. trong vòng 10 giây. bạn hãy chọn ra một hình. khác với những hình còn lại. Bạn đã chọn đáp án nào?. Nếu bạn chọn hình B. Xin chúc mừng,. bạn đã trả lời ĐÚNG. hình B là hình duy nhất. có tất cả các cạnh đều là đường thẳng. Tuy nhiên,. những ai chọn hình D cũng chính xác. nó là hình duy nhất không có trục đối xứng. Hình A cũng ĐÚNG. bởi đó là hình duy nhất không có góc nhọn. Thế còn hình C. đây cũng là một câu trả lời ĐÚNG. bởi nó là hình duy nhất. có cả đường thẳng và đường cong. Bạn thấy đấy,. tùy vào GÓC NHÌN kết quả sẽ khác nhau. Tuy nhiên,. mọi người thường có xu hướng. chỉ tập trung vào góc nhìn của mình.
Và điều này rất nguy hiểm. Nếu bạn chỉ có một góc nhìn. bạn sẽ chỉ nhìn thấy duy nhất. một lối đi trước mắt và điều đó rất mạo hiểm. Trong thế giới mà sự linh hoạt. là yếu tố sống còn. mỗi góc nhìn giống như một nốt nhạc. nó phải đi cùng với những nốt nhạc khác. để tạo ra một bản nhạc hoàn chỉnh. Vì vậy,. phải có nhiều góc nhìn. để đưa ra giải pháp toàn diện nhất. Do đó. ANYTHING ELSE?. ngoài góc nhìn mà bạn đang có. liệu chúng ta có còn. góc nhìn nào nữa hay không?. là câu hỏi quan trọng thứ hai trong phản biện. Ví dụ,. bạn rất thích uống trà sữa. và thấy bạn bè xung quanh ai cũng giống như bạn. một ngày kia,. bạn tự làm một ly trà sữa và thấy uống rất ngon. bạn liền nghĩ. mình mà mở một quán trà sữa. là sẽ rất thành công. một ly trà sữa có thể bán 30.000 đồng. trong khi vốn chỉ có 10.000 đồng. vậy là mình sẽ có lời 20.000 đồng.
Nếu bán 2,000 ly trà sữa một tháng. bạn sẽ lời 40 triệu đồng/tháng. Tính toán cả chi phí mặt bằng. lẫn chi phí thuê nhân viên vẫn thấy đủ lời. Bạn quyết định nghỉ làm. và bỏ hết số tiền tích cóp. để mở quán bán trà sữa. nhưng chỉ sau vài tháng. bạn nhận thấy càng làm lại càng lỗ. khi đó,. bạn ngậm ngùi đóng cửa với một lời than thở”. “Làm ăn bây giờ thật khó !”. Vì sao một tiền đề. rất hợp lý và chính xác như:. nhiều người thích uống trà sữa. chi phí làm trà sữa cũng không cao. bạn cũng tính toán đủ hết các chi phí. nhưng kết quả lại là một thất bại?. Đó là do cái tiền đề này. chỉ xuất phát từ góc nhìn lạc quan. góc nhìn từ một nhà đầu tư cá nhân của riêng bạn. Giá như lúc đó. có một người thân phản biện lại. bằng cách cung cấp cho bạn. những góc nhìn khác như sau:. Góc nhìn từ đối thủ cạnh tranh. xung quanh đây. có quá nhiều quán trà sữa giá rất rẻ.
Nên không thể bán với giá 30,000 đồng. Hay góc nhìn từ khách hàng. Bạn không có gì nổi trội để họ lựa chọn bạn. thương hiệu không, chất lượng cũng không. và không hơn gì những tiệm khác. nên mục tiêu 2,000 ly một tháng là bất khả thi. Tuy nhiên,. cũng có thể đã có những lời phản biện như vậy. nhưng trong góc nhìn lạc quan mà bạn đang có. đó là những lời nói không lọt tai. muốn ngăn sự phát triển của bạn. Do đó,. câu hỏi phản biện ANYTHING ELSE. là câu hỏi rất quan trọng. nó giúp bạn nhìn lại vấn đề một cách toàn diện. Để thuận tiện,. mình sẽ cung cấp cho các bạn. một số cặp góc nhìn. cần phải xem xét cùng với nhau như sau. GÓC NHÌN CẢM XÚC & GÓC NHÌN LÝ TRÍ. GÓC NHÌN CẢM XÚC. là những ý kiến xuất phát từ cảm xúc và trực giác. không có chứng minh hay giải thích. đây là góc nhìn mà chúng ta thường sử dụng nhất. GÓC NHÌN LÝ TRÍ.
Đây là góc nhìn. hoàn toàn dựa trên thông tin. và dữ liệu khách quan có cơ sở. GÓC NHÌN TÍCH CỰC & GÓC NHÌN RỦI RO. GÓC NHÌN TÍCH CỰC. là góc nhìn với sự lạc quan. các mặt tích cực,. các lợi ích và mức độ khả thi của dự án. Còn GÓC NHÌN RỦI RO. là góc nhìn đưa ra các lỗi, các điểm cần lưu ý. các mặt yếu kém, bất lợi của dự án. Góc nhìn này đóng vai trò hết sức quan trọng. nó đảm bảo cho dự án của chúng ta. tránh được các rủi ro. Nó ngăn chúng ta làm điều sai,. bất hợp pháp hay nguy hiểm. Tiếp theo là góc nhìn. của CÁC BÊN LIÊN QUAN. Ví dụ,. chúng ta có các cặp góc nhìn như sau:. Góc nhìn giữa DOANH NGHIỆP & KHÁCH HÀNG. Góc nhìn giữa THỦ PHẠM & NẠN NHÂN. Góc nhìn giữa NHÀ NƯỚC và CÔNG DÂN. Ngoài ra chúng ta còn góc nhìn. theo các MỤC TIÊU khác nhau. Trong doanh nghiệp có nhiều phòng ban khác nhau. và họ sẽ nhìn sự việc theo mục tiêu của họ.
Ví dụ,. phòng sản xuất. mục tiêu là làm sao. để tối ưu hiệu quả sản xuất và tránh lãng phí. Còn đối với phòng kinh doanh. mục tiêu là làm sao. để bán hàng nhiều nhất. đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất. Còn phòng QA. mục tiêu là chất lượng sản phẩm. không chấp nhận sự cố hay sản phẩm lỗi. GÓC NHÌN LÝ THUYẾT & GÓC NHÌN THỰC TẾ. Nếu học lý thuyết lái xe ở Mỹ. mà mang về ứng dụng tại Việt Nam. thì bạn biết chuyện gì xảy ra rồi đấy. Do đó,. không phải cứ đọc sách làm giàu. là tất cả chúng ta sẽ trở thành tỷ phú. có những điều đúng trong lý thuyết. nhưng lại sai trong thực tế. Trong thực tế. chúng ta thường phải chấp nhận. nhiều biến số khó lường. phát sinh bất cứ lúc nào. GÓC NHÌN LÝ & TÌNH. hay còn gọi là GÓC NHÌN PHÁP LUẬT & ĐẠO ĐỨC. Đây là hai hệ quy chiếu cơ bản. là nền tảng của mọi xã hội. Khi đánh giá một vấn đề. hãy mở đầu bằng câu nói.
XẾT VỀ LÝ hoặc XÉT VỀ TÌNH. Ví dụ: phản bội người yêu. xét về tình thì vi phạm tiêu chuẩn đạo đức. nhưng xét về lý. thì không vi phạm quy định pháp luật. còn không đội mũ bảo hiểm. xét về tình thì chẳng đáng bàn. nhưng xét về lý thì nó đang vi phạm pháp luật. Đây là các cặp góc nhìn thường đi đôi với nhau. khi các bạn đánh giá một vấn đề. nên tạo thói quen xem xét nhiều góc nhìn. để nhận định vấn đề toàn diện hơn. cũng như hiểu góc nhìn của người khác. nếu có ý kiến trái chiều. Phần 3:. thay đổi cách nhìn về TƯ DUY PHẢN BIỆN. Nếu bạn là người phản biện. bạn cần phải hiểu những điều sau. không nên nói ý kiến của một người nào đó là sai. Bạn đúng không có nghĩa là tôi sai. chỉ là bạn chưa nhìn vấn đề. từ góc nhìn của tôi mà thôi. Vì vậy, thay vì chỉ trích hay tranh luận đúng sai. hãy hỏi câu hỏi TRUE. để họ xem xét lại thông tin của mình.
Và hỏi ANYTHING ELSE. để giúp họ có thêm nhiều góc nhìn khác. Nếu bạn là người bị phản biện. bạn cần cảm ơn người phản biện. Vì họ đã cho bạn một phút nhìn lại. cũng như cung cấp cho bạn. những góc nhìn mới về một vấn đề. có thể. quyết định cuối cùng của bạn sẽ không thay đổi. vì bạn vẫn chọn góc nhìn mà mình ưu tiên. nhưng ít nhất. bạn cũng sẽ bị tác động bởi những góc nhìn khác. để nhận vấn đề toàn diện hơn. trước khi ra quyết định. Không có mặt trời. chúng ta có thể thấy những vì sao. trong câu ẩn dụ trên. MẶT TRỜI tượng trưng cho góc nhìn nổi trội của bạn. còn những VÌ SAO. tượng trưng cho những góc nhìn từ người khác. nếu mặt trời quá sáng. chúng ta sẽ không thể thấy những góc nhìn còn lại. trong phản biện cũng vậy. sau khi trình bày góc nhìn của mình. bạn nên hạ bớt ánh sáng mặt trời. để tiếp nhận những góc nhìn khác.
https://www.youtube.com/watch?v=-uFhE2Ukagc
https://youtu.be/-uFhE2UkagcKhi nhắc đến TƯ DUY PHẢN BIỆN. có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến việc. tranh luận với một ai đó. hoặc đó có thể là sự hoài nghi. bất đồng quan điểm với một vấn đề. Thực tế thì TƯ DUY PHẢN BIỆN. không mang màu sắc máu lửa. như bạn vẫn tưởng tượng. Trong công v